Thứ ba 30/04/2024 00:44

Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp mặt 58 gương giáo viên chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 16/11, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gặp mặt và tặng Bằng khen cho 58 thầy giáo, cô giáo tiêu biểu được tuyên dương.
Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp mặt 58 gương giáo viên chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023
Trong khuôn khổ chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gặp mặt và tặng Bằng khen cho 58 thầy giáo, cô giáo tiêu biểu được tuyên dương. Ảnh: Đăng Hải

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” do Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Uỷ ban Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức.

Sau 8 năm triển khai, chương trình đã tuyên dương 458 thầy giáo, cô giáo tiêu biểu xuất sắc, đây là nguồn cổ vũ động viên rất lớn cho các giáo viên tại các khu vực vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

Những động lực giúp các thầy cô tận tâm, cống hiến với nghề

Năm nay, chương trình tuyên dương các giáo viên tiêu biểu đang công tác ở các trường học tại các xã khó khăn khu vực I, khu vực II, khu vực III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại 51 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 1/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Sau hơn 2 tháng phát động Chương trình (1/8– 8/10/2023), Ban Tổ chức đã nhận được 107 hồ sơ các gương thầy cô giáo từ 51 tỉnh, TP và các tổ chức giới thiệu. Ngày 25/10/2023, Hội đồng xét chọn đã họp và lựa chọn được 58 gương giáo viên tiêu biểu xuất sắc để tuyên dương trong đó có 39 giáo viên là người dân tộc Kinh, 19 giáo viên là người dân tộc thiểu số; giáo viên lớn tuổi nhất sinh năm 1970 và giáo viên ít tuổi nhất sinh năm 1996.

Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp mặt 58 gương giáo viên chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh trao tặng Bằng khen cho các giáo viên tiêu biểu tham dự Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2023. Ảnh: Đăng Hải

Tại chương trình gặp mặt, các thầy, cô giáo đã trao đổi, chia sẻ những khó khăn trong quá trình giảng dạy; những động lực giúp các thầy cô tận tâm, cống hiến với nghề và những mong muốn, nguyện vọng về chế độ chính sách cho những giáo viên vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Các thầy, cô giáo cũng chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, giảng dạy, hỗ trợ học sinh trong cuộc sống, học tập. Các thầy cô đều đau đáu nỗi niềm, mong mỏi lớn nhất là làm được điều gì đó cho học trò của mình, để các con yên tâm học tập, có môi trường giáo dục hạnh phúc, có cuộc sống và tương lai tốt đẹp hơn.

Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp mặt 58 gương giáo viên chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023
Hội đồng xét chọn chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô năm 2023" đã họp và lựa chọn được 58 gương giáo viên tiêu biểu xuất sắc để tuyên dương trong đó có 39 giáo viên là người dân tộc Kinh, 19 giáo viên là người dân tộc thiểu số; giáo viên lớn tuổi nhất sinh năm 1970 và giáo viên ít tuổi nhất sinh năm 1996. Ảnh: Đăng Hải

Cô Nguyễn Thị Ngà (sinh năm 1970), công tác tại Trường Tiểu học An Quang, huyện An Lão, tỉnh Bình Định chia sẻ, sau hơn 32 năm gắn bó với nghề trong đó 24 năm công tác ở vùng sâu, vùng xa. “Những hôm qua sông, vượt lũ phụ huynh phải cõng đi qua, giờ được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đã có cầu, đường để đi lại thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, rào cản ngôn ngữ khi đi dạy ở vùng đồng bào đòi hỏi người thầy như cô phải nỗ lực rất lớn. Chúng tôi mong rằng, các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến các em vùng sâu, vùng xa để kéo gần khoảng cách giữa học sinh vùng sâu, vùng xa và miền xuôi, thành thị” - cô Ngà nói.

Là giáo viên Tổng phụ trách Đội, hằng ngày cô giáo Nguyễn Thị Thúy Vân (Trường THCS Tân Thành, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) gần gũi, tiếp xúc các em học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các em

Cô Vân nhận thấy bên cạnh đời sống vật chất còn nhiều khó khăn, các em học sinh còn chịu thiệt thòi trong cuộc sống cũng như trong học tập, giáo dục do bố mẹ ly hôn sớm, cuộc sống gia đình không hạnh phúc.

Cô Vân xúc động nêu mong muốn trong thời đại công nghệ số, ngoài tăng cường kỹ năng số cho các em, cần tăng cường giáo dục kỹ năng sống, để làm sao kết nối với học sinh, học sinh kết nối với giáo viên và học sinh với phụ huynh để vừa tiếp thu công nghệ hiện đại mà cũng không mất đi tình cảm giữa người với người.

Còn với thầy Nguyễn Thanh Dương, công tác được 6 năm 3 tháng, tại trường THCS Minh Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương cho biết, khó khăn lớn nhất là hoàn cảnh của học sinh. Có nhiều em phải bỏ học giữa chừng vì gia đình nghèo, không đủ điều kiện cho con đến trường. Thầy Dương bày tỏ mong muốn, Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm hơn đến các địa phương ở các tỉnh, thành xa xôi, nhất là điều kiện về giao thông, để các em đến trường dễ dàng hơn.

Tiến trình đổi mới giáo dục vốn đã khó, đổi mới căn bản, toàn diện càng khó hơn

Sau khi nghe những chia sẻ của các thầy, cô giáo được tuyên dương năm nay, TS. Ngô Thị Minh - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực, cống hiến của các thầy cô giáo trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023, deồng thời khẳng định: “58 thầy, cô giáo tiêu biểu tham gia chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023 cũng như 458 thầy giáo, cô giáo đã được tuyên dương trong chương trình qua 8 năm đều là những tấm gương biểu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, vươn lên, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp mặt 58 gương giáo viên chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023
Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho biết, lãnh đạo Bộ giáo dục đang đệ trình lên Quốc hội cũng như tham mưu cho Chính phủ để có những cơ chế chính sách hỗ trợ từng bước cho các thầy cô giáo, nhất là các giáo viên ở vùng sâu, vùng xa. Ảnh: Đăng Hải

“Những nỗ lực vượt qua mọi khó khăn của các giáo viên nói chung và các giáo viên được tuyên dương nói riêng trong công tác dạy học tại các vùng khó khăn trên cả nước. Các thầy, cô đã hi sinh thầm lặng, gắn bó, bám trường, bám bản, mang con chữ đến cho học sinh, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn... Những người vừa dạy chữ, vừa dạy người, tham gia tích cực các hoạt động, từ đó động viên, khích lệ, khơi dạy khát vọng cho học trò chính là những tấm gương sáng để chúng ta noi theo”, Thứ trưởng Ngô Thị Minh nói.

Cũng theo Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho biết, lãnh đạo Bộ giáo dục đang đệ trình lên Quốc hội cũng như tham mưu cho Chính phủ để có những cơ chế chính sách hỗ trợ từng bước cho các thầy cô giáo, nhất là các giáo viên ở vùng sâu, vùng xa. Trong buổi gặp mặt các vụ chức năng cũng như lãnh đạo Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã lắng nghe, ghi nhận những đề xuất, kiến nghị và chia sẻ của các thầy cô giáo tại địa phương nơi mình công tác, giảng dạy. “Năm 2021, qua nghe những thông tin từ phía các thầy cô giáo, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội LHTN Việt Nam cùng Bộ giáo dục và Đào tạo và các ban ngành có liên quan đã phát động chương trình “Điều ước cho em” trên quy mô cả nước nhằm hỗ trợ xây dựng 1000 nhà vệ sinh đủ điều kiện cho các trường và điểm trường tại các khu vực khó khăn”, Thứ trường chia sẻ.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho biết, tiến trình đổi mới giáo dục vốn đã khó, đổi mới căn bản, toàn diện càng khó hơn, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa, khó khăn. Bởi vậy, các thầy, cô giáo nơi đây càng phải cố gắng hơn nữa để chung tay cùng toàn ngành giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023, được tổ chức trong 2 ngày 16 và 17/11/2023 tại Hà Nội, với các nội dung chính: các thầy, cô viếng Lăng Bác và tham quan Khu Di tích Văn Miếu, Quốc Tử Giám; tham dự chương trình lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp mặt động viên đoàn đại biểu các giáo viên tiêu biểu tham dự chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023; gặp mặt, giao lưu với Ban Tổ chức chương trình; tham dự chương trình lãnh đạo Ủy ban Dân tộc gặp mặt động viên đoàn đại biểu giáo viên tiêu biểu.

Lễ tuyên dương các giáo viên tham gia chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023 sẽ diễn ra tại Nhà hát Tuổi trẻ (số 11, Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vào tối 17/11.

Kỳ 1: Hà Nội luôn dành ưu tiên cao nhất cho công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập Kỳ 1: Hà Nội luôn dành ưu tiên cao nhất cho công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập
Thái Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động