Kỳ 1: Hà Nội luôn dành ưu tiên cao nhất cho công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênCô trò trường Tiểu học Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) trong ngày khai giảng năm học 2023-2024. Ảnh: Trường Tiểu học Lĩnh Nam |
Đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học trên địa bàn Thủ đô
Phát huy truyền thống lịch sử ngàn năm văn hiến, anh hùng; truyền thống hiếu học, trọng học, TP Hà Nội luôn dành ưu tiên cao nhất cho công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập và đã thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Thành ủy Hà Nội đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền và hệ thống chính trị của Thành phố triển khai, thực hiện cụ thể hóa các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Đảng, chính sách của Nhà nước, đặc biệt là Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư (khóa XII) về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị (khóa X) “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” thành các Kế hoạch, Chương trình công tác của TP, như: Chương trình số 06-CTr/TU ngày 13/7/2021 về “Phát triển văn hoá; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”.
Bên cạnh đó, Kết luận số 51-KL/TU ngày 7/4/2022 của Hội nghị chuyên đề của Ban Chấp hành Đảng bộ TP khóa XVII về “Kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022 - 2025 và các năm tiếp theo của TP Hà Nội”; HĐND TP ban hành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 8/4/2022 và UBND TP ban hành Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 6/5/2022 để triển khai thực hiện Kế hoạch đầu tư 3 lĩnh vực nêu trên;
HĐND, UBND TP cũng ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện Kết luận số 49-KL/TW của Ban Bí thư và chỉ đạo của Thành ủy cụ thể là: Kế hoạch số 290/KH-UBND ngày 16/12/2021 của UBND TP về việc thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030 TP Hà Nội”;
Ngoài ra, Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 14/4/2021 “Triển khai thực hiện việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập trên địa bàn TP Hà Nội”; Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 4/7/2023 của HĐND TP “Quy định giá dịch vụ giáo dục tạm thời để thực hiện thí điểm đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách nhà nước của TP Hà Nội”... tạo cơ sở pháp lý quan trọng để góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học trên địa bàn Thủ đô.
Kết quả, Hà Nội đã hoàn thành cả 4 mục tiêu cơ bản của Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” (theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 9/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó, nhiều chỉ tiêu cao hơn tỷ lệ chung của cả nước; 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục THCS mức độ 3.
Nhìn thẳng vào những hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập của một số đơn vị còn thiếu đồng bộ, chưa quyết liệt, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; có nơi còn lúng túng; một số khó khăn của Hội Khuyến học chưa giải quyết được do còn vướng mắc về cơ chế; hoạt động của một số chi hội, ban khuyến học, hội cơ sở còn chung chung, hình thức, chậm đổi mới, chậm đại hội nhiệm kỳ; việc vận động, xây dựng quỹ khuyến học còn thấp so với tiềm năng của Thành phố; việc xây dựng tổ chức khuyến học, đơn vị học tập còn nhiều khó khăn ở một số cơ quan, đơn vị.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên chủ yếu là do nhận thức của một số cấp ủy Đảng, người đứng đầu của một số cơ quan, đơn vị về khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập còn hạn chế và chưa thống nhất. Sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành của TP, giữa TP với Trung ương có lúc, có việc còn chưa chặt chẽ, một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách chưa được tháo gỡ kịp thời. Tỉ lệ gia tăng dân số cơ học, người nhập cư tăng nhanh hàng năm, nhất là ở các quận nội thành cũng tạo thêm khó khăn, áp lực cho công tác giáo dục và đào tạo của TP.
Do đó, Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TU ngày 16/11/2023 xác định rõ quan điểm về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn TP Hà Nội từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 1945.
Thứ nhất, thống nhất nhận thức việc đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện tốt các chính sách xã hội, phát triển, khơi thông nguồn lực văn hóa, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tạo động lực mới cho phát triển nhanh, bền vững Thủ đô và đất nước, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi mô hình kinh tế dựa vào tri thức, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và xu thế phát triển của thời đại theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cụ thể là: “Tập trung xây dựng Thủ đô Hà Nội thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế...”; Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội đã xác định: “Xây dựng môi trường giáo dục nhân văn, an toàn, lành mạnh, thân thiện, không có bạo lực học đường; chú trọng giáo dục phẩm chất, nhân cách, văn hóa, lịch sử Thăng Long - Hà Nội...”.
Thứ hai, các cấp, các ngành và toàn xã hội đều phải vào cuộc để công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập có kết quả tương xứng với vị trí, vai trò của Thủ đô; tập trung xây dựng xã hội học tập gắn với xây dựng văn hóa, xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh mà Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị đã đề ra.
Thứ ba, phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên trước hết là người đứng đầu đối với công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập. Phấn đấu mỗi tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, gia đình cán bộ, đảng viên trở thành “Đơn vị học tập”, “Công dân học tập”, “Gia đình học tập” để làm nòng cốt trong việc xây dựng các mô hình học tập trong Nhân dân; mỗi doanh nghiệp là hạt nhân quan trọng trong việc đào tạo, đào tạo lại người lao động; mỗi người dân có ý thức tự học để nâng cao trình độ bản thân, nhất là năng lực tự học trong kỷ nguyên số để góp phần triển khai thành công phong trào thi đua “Cả nước xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030” mà Thủ tướng Chính phủ đã phát động.
(Còn nữa...)
Hà Nội: Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập | |
Đẩy mạnh khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại