Thứ sáu 08/11/2024 12:35

Kiến nghị miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS từ năm học 2022 - 2023

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 4/7/2022, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã kiến nghị miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS toàn quốc ngay từ năm học 2022-2023.
Kiến nghị miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS từ năm học 2022 - 2023
Toàn cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6. (Ảnh: VGP)

Theo đó, Bộ GD&ĐT kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết đối với học phí năm học 2022-2023 để các đơn vị kịp thời triển khai thực hiện; đồng thời giao Bộ GD&ĐT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành thực hiện sửa Nghị định số 81/2021/NĐ-CP (Nghị định 81) để làm căn cứ pháp lý thực hiện từ năm học 2023-2024.

Trong đó, đề nghị giữ ổn định học phí như năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non chưa tự bảo đảm chi thường xuyên; đối với cơ sở giáo dục mầm non tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ sở giáo dục ban hành. Cơ sở giáo dục trình UBND cấp tỉnh để đề nghị HĐND cấp tỉnh xem xét phê duyệt mức thu học phí.

Ngoài ra, đối với các địa phương đã ban hành Nghị quyết quy định mức thu học phí năm học 2022-2023 mà mức thu học phí cao hơn so với năm học 2021-2022 thì HĐND cấp tỉnh giao UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh cho phép tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với năm học 2021-2022 đến hết năm học 2022-2023. Từ năm học 2023-2024, HĐND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh khung và mức học phí mầm non theo chỉ số giá tiêu dùng hằng năm.

Đáng chú ý, đối với hệ trung học cơ sở (THCS), Bộ GD&ĐT đề xuất thực hiện ngay việc miễn học phí cho toàn bộ (100%) học sinh THCS từ năm học 2022-2023. Theo đó, ước tính ngân sách cấp bù miễn học phí: 5,5 triệu học sinh x học phí bình quân 2 triệu đồng/năm học = 11.199,8 tỷ đồng/năm học.

Nếu thực hiện đề xuất này thì ngân sách Nhà nước phải tăng thêm là 25.199 tỷ đồng trong giai đoạn 3 năm (2022-2024) (sau khi trừ đi số học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn, học sinh đã được miễn học phí theo quy định tại Nghị định 81).

Đối với hệ trung học phổ thông (THPT), đề nghị giữ ổn định mức học phí như năm học 2021 - 2022 đối với cơ sở giáo dục THPT công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên. Đối với cơ sở giáo dục THPT tự đảm bảo chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ sở giáo dục ban hành. Cơ sở giáo dục trình UBND cấp tỉnh để đề nghị HĐND cấp tỉnh xem xét phê duyệt mức thu học phí.

Đối với các địa phương đã ban hành Nghị quyết quy định mức thu học phí năm học 2022-2023 mà mức thu học phí cao hơn so với năm học 2021-2022, HĐND cấp tỉnh giao UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh cho phép tiếp tục thực hiện theo nghị quyết quy định mức thu học phí đối với năm học 2021-2022 đến hết năm học 2022-2023. Từ năm học 2023-2024, HĐND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh khung và mức học phí đối với THPT công lập theo chỉ số giá tiêu dùng hàng năm.

Đối với giáo dục đại học công lập, lùi khung học phí quy định tại Nghị định 81 thêm 1 năm. Năm học 2022-2023, mức học phí của cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên tăng tối đa 15% (theo Nghị định 81 là 25%) so với năm học 2021-2022.

Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, xác định mức trần học phí tối đa hệ số 2 lần so với cơ sở chưa tự đảm bảo chi thường xuyên (giữ nguyên như quy định tại Nghị định 81). Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được xác định mức trần học phí tối đa hệ số 2,5 lần so với cơ sở tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (giữ nguyên như quy định tại Nghị định 81). Các nội dung không nêu tại Nghị quyết của Chính phủ đề nghị thực hiện theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ cũng lưu ý Bộ GD&ĐT cần khẩn trương làm việc với các Bộ, ngành hữu quan, trình Chính phủ để ban hành nghị quyết về các nội dung nêu trên cho kịp triển khai từ năm học 2022-2023.

Học phí Đại học tăng cao nhất 40%, cơ hội nào cho sinh viên nghèo? Học phí Đại học tăng cao nhất 40%, cơ hội nào cho sinh viên nghèo?
Bộ GD&ĐT chỉ đạo các NXB thực hiện nghiêm các biện pháp để sách giáo khoa có thể dùng lại nhiều lần Bộ GD&ĐT chỉ đạo các NXB thực hiện nghiêm các biện pháp để sách giáo khoa có thể dùng lại nhiều lần
Hỗ trợ học phí 25.000 USD/người/năm đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài Hỗ trợ học phí 25.000 USD/người/năm đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài
Chính sách về giáo dục nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2022 Chính sách về giáo dục nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2022
Duy Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được điều động giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được điều động giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Bộ Chính trị điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027.
Sinh hoạt chính trị, tư tưởng nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quán triệt các quy định quan trọng

Sinh hoạt chính trị, tư tưởng nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quán triệt các quy định quan trọng

Sáng 4/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức sinh hoạt chuyên đề về cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; quán triệt, tiếp tục triển khai các quy định quan trọng của T.Ư và TP Hà Nội.
Việt Nam sẽ hành động nhanh hơn, đáp ứng kịp thời hơn yêu cầu của các nhà đầu tư

Việt Nam sẽ hành động nhanh hơn, đáp ứng kịp thời hơn yêu cầu của các nhà đầu tư

Trưa 30/10 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Riyadh, Ả-rập Xê-út, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Đầu tư Ả-rập Xê-út Khalid bin Abdulaziz Al-Falih.
Chuẩn y ông Phạm Văn Thép tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Chuẩn y ông Phạm Văn Thép tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Chiều 7/11, ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng chủ trì Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Đảng bộ TP Hải Phòng.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Bộ Tư pháp cần đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bộ Tư pháp cần đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Bộ Tư pháp đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp theo chức năng, nhiệm vụ, trong đó đổi mới tư duy xây dựng pháp luật.
Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững

Luật Thủ đô 2024 mang đến những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Hà Nội. Luật kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.
Kêu gọi từ thiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật

Kêu gọi từ thiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật

Mặc dù là tự nguyện, nhưng cá nhân kêu gọi, vận động quyên góp từ thiện, ủng hộ bão lũ… cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Tô thắm nghĩa cử cao đẹp

Tô thắm nghĩa cử cao đẹp

Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng chính phủ phát động, vừa qua, UBND TP Hà Nội phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) TP đã tổ chức phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” và an sinh xã hội năm 2024.
Phát huy sức mạnh của Nhân dân

Phát huy sức mạnh của Nhân dân

Công tác dân vận, tuyên truyền, vận động sự tham gia tích cực, tự nguyện, tự giác của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, cùng chung sức, đồng lòng thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn TP Hà Nội đã không chỉ mang lại kết quả thiết thực, mà còn giải quyết nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động