Thứ sáu 22/11/2024 07:53

Chính sách về giáo dục nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2022

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong tháng 7/2022, nhiều chính sách về giáo dục nổi bật có hiêụ lực. Trong đó, nổi bật là quy định mới về cộng điểm ưu tiên trong xét tuyển đại học khi thí sinh điểm càng cao thì mức điểm ưu tiên sẽ càng giảm.
Chính sách về giáo dục nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2022

Quy định mới về cộng điểm ưu tiên trong xét tuyển đại học

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, có hiệu lực từ 22/7/2022. Theo đó, mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 (KV1) là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 điểm, khu vực 2 (KV2) là 0,25 điểm; khu vực 3 (KV3) không được tính điểm ưu tiên.

Chính sách ưu tiên theo đối tượng chính sách được quy định như sau:

Mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm đối tượng UT1 (gồm các đối tượng 01 đến 04) là 2,0 điểm; nhóm đối tượng UT2 (gồm các đối tượng 05 đến 07) là 1,0 điểm; Mức điểm ưu tiên cho những đối tượng chính sách khác do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định; Mức điểm ưu tiên cho những đối tượng chính sách khác (được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành) do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định;

Thí sinh thuộc nhiều diện đối tượng chính sách được hưởng điểm ưu tiên nêu trên chỉ được tính một mức điểm ưu tiên cao nhất. Tất cả các mức điểm ưu tiên được quy định nêu trên tương ứng với tổng điểm 3 môn (trong tổ hợp môn xét tuyển) theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi (không nhân hệ số); Trường hợp phương thức tuyển sinh sử dụng thang điểm khác thì mức điểm ưu tiên được quy đổi tương đương.

Từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức:

Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT.

Mức hỗ trợ học phí cho giảng viên học thạc sĩ, tiến sĩ ở trong và ngoài nước

Thông tư 30/2022/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030, có hiệu lực từ ngày 20/7/2022.

Theo đó, nội dung về học phí và các khoản có liên quan đến học phí trong hỗ trợ đối với phương thức đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài trình độ tiến sĩ và thạc sĩ như sau:

Thực hiện thanh toán theo hợp đồng ký kết giữa Bộ GD&ĐT với cơ sở đào tạo ở nước ngoài hoặc theo mức do cơ sở đào tạo ở nước ngoài thông báo trong giấy báo tiếp nhận học viên (chi bằng đồng đô la Mỹ hoặc bằng đồng tiền của nước sở tại); tối đa không quá 25.000 đô la Mỹ/người học/năm học hoặc tương đương với đồng tiền của nước sở tại.

Trường hợp mức học phí cao hơn mức 25.000 đô la Mỹ/người học/năm thì mức chênh lệch học phí cao hơn do người học tự chi trả hoặc do cơ sở giáo dục đại học cử giảng viên đi học chi trả theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Ngoài ra, ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để người học tiến sĩ trong nước thực hiện đề tài luận án, tham dự hội thảo, hội nghị nhóm ngành Y dược, Thể dục, Thể thao, Nghệ thuật 20 triệu đồng/người học/năm; nhóm ngành Khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ; nông, lâm, thủy sản 18 triệu đồng/người học/năm; nhóm ngành Khoa học xã hội, kinh tế, luật; khách sạn, du lịch và nhóm ngành khác 13 triệu đồng/người học/ năm. Thời gian hỗ trợ: Trong thời gian học tại cơ sở đào tạo (không quá 4 năm).

Bổ sung một số ngành đào tạo trình độ thạc sĩ

Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 22/7/2022 bổ sung nhiều ngành học vào Danh mục các ngành đào tạo trình độ thạc sĩ:

- Ngành Giáo dục và phát triển cộng đồng - Mã 8140113

- Ngành Tâm lý học lâm sàng - Mã 8310402

- Ngành Luật - Mã 8380101

- Ngành Khoa học dữ liệu - Mã 8460108

- Ngành Trí tuệ nhân tạo - Mã 848010

- Ngành Kỹ thuật hàng hải - Mã 8520138

- Ngành Trinh sát kỹ thuật - Mã 8860103

- Ngành Kỹ thuật Công an nhân dân - Mã 8860107

- Ngành An ninh phi truyền thống - Mã 8860118

Quy định về tư vấn nghề nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên

Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT quy định về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục có hiệu lực từ ngày 8/7/2022.

Theo Thông tư, tại cấp tiểu học, học sinh được tạo môi trường, hỗ trợ nhận biết về nghề nghiệp, việc làm thông qua hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế tối thiểu 1 lần/năm học.

Đối với cấp trung học phổ thông, học sinh được trải nghiệm, thực hành đối với nhóm ngành nghề, việc làm đã được tư vấn thông qua hoạt động tham quan, trải nghiệm tối thiểu 1 lần/năm. Đồng thời, được tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh, tư vấn nghề nghiệp, việc làm tối thiểu 1 lần/năm học.

Tại các cơ sở giáo dục đại học, sinh viên được tổ chức rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, việc làm thông qua các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt câu lạc bộ... Đồng thời, được thực hành, triển khai các dự án khởi nghiệp, tham gia các cuộc thi, hội chợ, triển lãm trưng bày, giới thiệu thành tựu khoa học kỹ thuật, dự án khởi nghiệp...

Đảm bảo cấp cứu y tế, phòng chống Covid-19 kỳ thi tốt nghiệp THPT Đảm bảo cấp cứu y tế, phòng chống Covid-19 kỳ thi tốt nghiệp THPT
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc, an toàn và tạo thuận lợi cho thí sinh Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc, an toàn và tạo thuận lợi cho thí sinh
Bổ sung diện được đặc cách xét công nhận tốt nghiệp THPT 2022 Bổ sung diện được đặc cách xét công nhận tốt nghiệp THPT 2022
Duy Linh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động