Khuyến nông Hà Nội - Đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên30 năm qua, hệ thống khuyến nông Thủ đô cùng toàn ngành nông nghiệp đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp TP; nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống ba con nông dân. Ảnh: Tuyết Nhi |
Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, từ khi thành lập đến nay, ngành khuyến nông đã triển khai thực hiện được khoảng 400 mô hình khuyến nông trồng trọt. Trong đó cây lúa là 110 mô hình; cây rau 55 mô hình; cây hoa 50 mô hình; cây ăn quả 55 mô hình; các dạng mô hình cây trồng khác 130 mô hình.
Bên cạnh đó cũng đã triển khai được trên 360 dạng mô hình khuyến nông chăn nuôi; phát triển các giống thuỷ sản như cá chép, rô phi, tôm, ếch giống mới.... với các mô hình nuôi tôm càng xanh (năng suất bình quân đạt 2.430 kg/ha), mô hình nuôi ếch lồng (năng suất trung bình đạt 12,6 kg/m2), mô hình nuôi cá rô phi đơn tính (năng suất bình quân đạt 15.300 kg/ha)...
Bà Vũ Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cho biết, qua gần 30 năm hoạt động, cùng với tiến trình phát triển của ngành nông nghiệp, tổ chức khuyến nông không ngừng phát triển, lớn mạnh từ Trung ương, tỉnh đến cấp cơ sở, gắn bó mật thiết với nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Nhìn chung, công tác khuyến nông của Hà Nội liên tục phát triển. Các mô hình khuyến nông ngày càng bám sát thực tế, không còn nặng về chuyển giao kỹ thuật mà chú trọng, kết hợp hài hòa các yếu tố từ sản xuất đến thị trường, tiêu thụ, liên kết 4 "nhà" trong sản xuất hơn, vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm với định hướng sản xuất bền vững…
Các trạm khuyến nông phát huy tốt vai trò, tính chủ động trong công tác tham mưu UBND huyện; phối hợp với đơn vị liên quan trong hoạt động khuyến nông của đơn vị tại cơ sở; tận dụng được sự ủng hộ, hỗ trợ về chủ trương, kinh phí phát triển nông nghiệp của huyện về hoạt động khuyến nông. Trình độ năng lực của cán bộ cao, đồng đều, có khả năng đáp ứng được mọi yêu cầu về nhiệm vụ cũng như tiếp nhận và triển khai thực hiện được các chương trình, dự án quy mô lớn. Góp phần phát triển ngành nông nghiệp theo đúng định hướng của Trung ương. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật trong từng lĩnh vực chuyên môn được thực hiện hàng năm, theo từng giai đoạn.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền tham quan khu trưng bày hoạt động khuyến nông, nông nghiệp tiêu biểu. Ảnh: Ánh Ngọc |
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, trải qua 30 năm hoạt động, được sự quan tâm của lãnh đạo TP Hà Nội và chỉ đạo chuyên môn của Bộ NN&PTNT; sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị, địa phương, hệ thống khuyến nông TP Hà Nội đã không ngừng phát triển, lớn mạnh và trưởng thành, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của TP.
Hệ thống khuyến nông đã trở thành "cầu nối" chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh cho nông dân, mở ra cơ hội mới, tạo dựng giá trị bền vững cho nông nghiệp, nông dân; góp phần quan trọng vào sự thành công vào đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên địa bàn TP.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho rằng, thời gian tới, toàn ngành Nông nghiệp nói chung và hệ thống khuyến nông nói riêng cần củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức khuyến nông TP theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; chú trọng kiện toàn hệ thống khuyến nông cơ sở theo mô hình Tổ khuyến nông cộng đồng.
Đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ khuyến nông, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khuyến nông, phát triển các hình thức hợp tác quốc tế, hợp tác công- tư để thu hút. Huy động các nguồn nhân lực, vật lực, kết hợp với kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự án khuyến nông trọng điểm, đặc biệt cho sản xuất vùng nguyên liệu, vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao.
Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị nguồn lực nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, ưu tiên các hoạt động về kinh tế thị trường, liên kết theo chuỗi giá trị, quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường, thông tin truyền thông, đào tạo huấn luyện khuyến nông có phạm vi ảnh hưởng, tác động rộng tới sản xuất.
Hà Nội: Thúc đẩy phát triển nông nghiệp thông minh | |
Hà Nội: Sản xuất nông nghiệp xanh sẽ trở thành mũi nhọn | |
Nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại