Thứ năm 16/05/2024 20:18
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 không dạy chữ P:

Không chỉ là câu chuyện thiếu một chữ cái

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trong bức tâm thư và rất nhiều phản biện sau này của nhà giáo Đào Quốc Vịnh (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành, TP Hà Nội) gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đội ngũ chủ biên cuốn sách Tiếng Việt 1, bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”, thầy Vịnh đều trăn trở, việc không dạy chữ “P” và âm “pờ” là một lỗi nghiêm trọng, vi phạm các quy định của pháp luật đã ban hành về bảng chữ cái của tiếng Việt.
Nhà giáo Đào Quốc Vịnh
Nhà giáo Đào Quốc Vịnh

Thiếu hẳn một chữ cái trong bảng chữ cái

Nhà giáo Đào Quốc Vịnh phản ánh sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” không dạy chữ “P” độc lập. Sách này có dạy chữ “P” khi kết hợp với chữ “H” tạo thành chữ “PH” đọc là “phờ”, chưa dạy chữ “P” khi đứng trước các nguyên âm vì rất ít từ tiếng Việt có chữ P đứng trước các nguyên âm, nếu có thì là từ ngoại lai. Sách giáo khoa cho học sinh phổ thông, nhất là cấp tiểu học, phải có tính phổ quát tới 54 dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, không phải chỉ dạy riêng cho học sinh người Kinh. Sai sót này là không thể chấp nhận được vì nó ảnh hưởng tới việc học tập của con em đồng bào các dân tộc. Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan hữu trách cần vào cuộc yêu cầu NXB Giáo dục Việt Nam, cụ thể là Tổng chủ biên bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cần bổ sung ngay việc dạy chữ "P", đưa nó trở lại mục lục của cuốn sách, ngang bằng với các chữ cái khác trong bộ chữ cái tiếng Việt đã được pháp luật quy định.

Trả lời ý kiến của nhà giáo Đào Quốc Vịnh, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - Chủ biên Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống" lên tiếng rằng bảng chữ cái trong sách tiếng Việt 1 đã đầy đủ 29 chữ cái theo quy định. Ở nhiều bài học trong bộ sách này, học sinh được học và luyện viết chữ P qua ngữ liệu là những từ như đèn pin, cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen,… (trang 78, 118, 120, 124,… tập một). Ở sách giáo khoa Tiếng Việt 2, trong các văn bản đọc thì số các từ có chữ P không thể tính hết. Vì vậy, ý kiến cho Tiếng Việt 1, Kết nối không dạy chữ P là không có cơ sở.

Cũng theo PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, việc dạy âm đầu P (pờ) có hai cách: Cách dạy âm đầu P (âm pờ) trong bài dạy âm PH (âm phờ). Trước khi học âm PH, các em được luyện đọc âm P, chứ không học âm P riêng và không có từ ứng dụng riêng cho âm đầu P; Cách dạy âm P riêng và đưa những "từ ứng dụng" như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô để học sinh tập đọc và phát triển vốn từ. Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của Bộ GD&ĐT (theo chương trình Tiếng Việt năm 2000) đã áp dụng cách thứ nhất và rất quen thuộc với đông đảo giáo viên dạy Tiếng Việt lớp 1 trên cả nước trong 20 năm qua. Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, bộ Kết nối kế thừa cách dạy này.

-	Bài dạy chữ “Ph” của SGK Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài dạy chữ “Ph” của SGK Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

Sao khó thế việc thay tranh luận bằng bổ sung, chỉnh sửa?!

Không đồng tình với cách lý giải trên, thầy Đào Quốc Vịnh tiếp tục đưa ra quan điểm phản biện: Trong tiếng Việt không có phụ âm đầu pờ thì vì sao người Việt Nam bình thường đều phát âm được những từ mở đầu bằng pờ như “Pác Bó”, “Pa-cô”, “Sa Pa”, “đèn pin”, “pa nô”… Không thể coi “Pác Bó”, “Sa Pa”, “Pa-cô”… là từ ngoại lai chưa Việt hóa được. Còn về các từ như “pa nô”, “pin”, “pi-a-nô” thì thời điểm các từ này nằm ở “ngoại vi" như Tổng chủ biên cuốn sách nêu đã quá xa xưa. Xin khẳng định hàng chục năm nay những từ này đã được đưa vào từ điển Tiếng Việt. Lập luận của Tổng chủ biên sách Tiếng Việt Lớp 1 của bộ Kết nối tri thức cho rằng, dạy chữ P theo giải pháp dạy chữ P giống với Tiếng Việt 1 của Bộ theo chương trình Tiếng Việt năm 2000 là chưa đúng. Bởi, sách Tiếng Việt 1 theo chương trình năm 2000 đã cũ, cần phải đổi mới nên mới có Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hơn nữa, trong cuốn sách cũ tác giả tuy không dạy âm pờ nhưng có dạy chữ P ngay trong sách giáo khoa và vở tập viết cho học sinh. Điều này, những người viết sách đã không đọc tham khảo.

Phân tích về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông cho rằng, trong các kết quả nghiên cứu về ngữ âm học tiếng Việt từ cuối thế kỷ trước, âm p được coi là âm mượn từ nước ngoài. Nói cách khác, người ta quan niệm đó là âm không có trong tiếng Việt. Về bản chất, nó là phụ âm môi – môi, khi phát âm hơi bật ra nên gọi là phụ âm bật hơi, tắc vô thanh. Nhưng đó là nhìn nhận P với tính chất là phụ âm đầu. Trong cấu tạo âm tiết tiếng Việt, P còn tham gia với tư cách là phụ âm cuối. Nó có mặt trong rất nhiều từ như: khiếp (khiếp đảm, khiếp vía, khiếp hãi), tiếp (tiếp nhận, tiếp theo, tiếp tục). Đặc biệt là nó có mặt trong nhiều từ láy: chiêm chiếp, thiêm thiếp …

Trên phương diện từ vựng, vào thời điểm đó, các kết quả nghiên cứu cho thấy, các từ có âm P mở đầu tồn tại rất ít. Đó là các từ như: pinh pông (bóng bàn), pô pô lin, pê ni xi lin… Nhưng đến nay, số lượng các từ có âm p từ nước ngoài vào Việt Nam ngày một tăng lên. Việc không dạy âm P trong Sách Tiếng Việt 1 của bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” là chủ trương không đúng và lạc hậu với tình hình. Nhiều nhà giáo và chuyên gia ngôn ngữ đều đồng tình ở quan điểm, việc thiếu phương pháp cũng như có chủ trương không đúng về môn Tiếng Việt sẽ có tác hại lớn vì nó sẽ tạo ra khó khăn không cần và không nên có đối với trẻ em. Câu hỏi mà thầy Đào Quốc Vịnh đã đặt ra đó là: “Nếu giải pháp của các vị đúng thì tại sao quyển Tiếng Việt 1 thuộc bộ Chân trời sáng tạo cũng do PGS.TS Bùi Mạnh Hùng làm Tổng chủ biên và do NXB Giáo dục Việt Nam ấn hành lại dạy âm pờ và chữ P ngay từ phần “Âm” (trang 60 tập 1)?”.

Theo Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14-6-2002, bảng chữ cái chuẩn cho tiếng Việt gồm 29 chữ cái, trong đó có phụ âm P. Thời điểm đó, Bộ GD&ĐT cũng ban hành Mẫu chữ viết trong trường tiểu học gồm 29 chữ cái, trong đó có chữ P.
Xuân Thanh
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Hà Nội sẽ tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Hà Nội sẽ tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 152/KH-UBND ngày 15/5/2024 về việc tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Gặp mặt kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Gặp mặt kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Ngày 15/5, Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyện Thạch Thất tổ chức Hội nghị gặp mặt kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn anh hùng (19/5/1959 - 19/5/2024).
Tuyên truyền pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật

Tuyên truyền pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho người khuyết tật

Thực hiện Kế hoạch số 325/KH-UBND ngày 29/12/2023 của UBND TP Hà Nội về phổ biến, giáo dục pháp luật hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn TP Hà Nội. Hội Bảo trợ người khuyết tật - trẻ mồ côi TP Hà Nội, Sở Tư pháp TP Hà Nội, Phòng LĐ-TB&XH một số quận, huyện đã và đang thực hiện chuỗi hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024 cho đội ngũ làm công tác trợ giúp người khuyết tật và đối tượng người khuyết tật trên địa bàn TP.
Phương án của hãng kiến trúc Skidmore, Owings & Merrill (Hoa Kỳ) chinh phục Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc Tháp tài chính 108 tầng

Phương án của hãng kiến trúc Skidmore, Owings & Merrill (Hoa Kỳ) chinh phục Hội đồng thi tuyển phương án kiến trúc Tháp tài chính 108 tầng

Ngày 14/5/2024, tại UBND TP Hà Nội, Ban tổ chức Cuộc thi Phương án kiến trúc Tháp tài chính 108 tầng thuộc Dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội đã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ hai. Sau khi lắng nghe 4 đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới trình bày và bảo vệ phương án kiến trúc của mình trước Hội đồng thi tuyển, các thành viên đã lựa chọn phương án kiến trúc của Skidmore, Owings & Merrill (Hoa Kỳ) là phương án giành giải Nhất của cuộc thi.
Những phương án độc đáo, khác biệt và đẳng cấp đến từ bốn đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới

Những phương án độc đáo, khác biệt và đẳng cấp đến từ bốn đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới

Ngày 14/5/2024, tại UBND Thành phố Hà Nội, Ban tổ chức Cuộc thi Phương án kiến trúc Tháp Tài chính 108 tầng thuộc Dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội đã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ hai, lắng nghe bốn đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới trình bày và bảo vệ phương án kiến trúc của mình trước Hội đồng thi tuyển.
Mở rộng đường Láng đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy mới chỉ là nghiên cứu sơ bộ ban đầu

Mở rộng đường Láng đoạn Ngã Tư Sở - Cầu Giấy mới chỉ là nghiên cứu sơ bộ ban đầu

Những ngày gần đây, thông tin mở rộng tuyến đường Láng khiến người dân quan tâm. Về vấn đề này, Sở Giao thông vận tải TP Hà Nội cho biết, đơn vị đang nghiên cứu lập đề xuất chủ trương đầu tư và các thông tin hiện nay mới chỉ là nghiên cứu sơ bộ ban đầu.
Dự báo thời tiết ngày 17/5: Hà Nội đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng

Dự báo thời tiết ngày 17/5: Hà Nội đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng

Dự báo thời tiết ngày 17/5, Hà Nội có mây, đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất: 24-26 độ. Nhiệt độ cao nhất: 30-32 độ.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới, từ đêm 15 đến ngày 25/5 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới, từ đêm 15 đến ngày 25/5 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 15/5 đến ngày 25/5/2024.
Dự báo thời tiết ngày 16/5: mưa rào và dông khắp cả nước

Dự báo thời tiết ngày 16/5: mưa rào và dông khắp cả nước

Ngày 16/5, mưa rào và dông được dự báo diễn ra tại hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước, nhiều nơi khả năng mưa to.
Hà Nội: phòng chống đuối nước cho học sinh

Hà Nội: phòng chống đuối nước cho học sinh

Theo báo cáo, tại Hà Nội, chỉ tính riêng trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ ngày 27/4/2024 – 1/5/2024), xảy ra liên tiếp 8 vụ đuối nước, khiến 9 người tử vong. Trong các vụ đuối nước thương tâm trên, các nạn nhân đều trong độ tuổi thanh, thiếu niên, để lại hậu quả hết sức đau lòng. Đặc biệt, vụ việc đuối nước thương tâm xảy ra ngày 29/4/2024 trên địa bàn phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội đã khiến 2 em học sinh tử vong cùng lúc.
2 học sinh Hà Nội góp mặt tại cuộc thi Vô địch tin học văn phòng thế giới

2 học sinh Hà Nội góp mặt tại cuộc thi Vô địch tin học văn phòng thế giới

Ngày 15/5, tại Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam, tổ chức lễ tổng kết cuộc thi Tài năng tin học trẻ quốc tế - TP Hà Nội năm học 2023-2024. 2 học sinh đã được lựa chọn tham gia cuộc thi Vô địch tin học văn phòng thế giới.
Tăng cường áp dụng tiến bộ của công nghệ trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập

Tăng cường áp dụng tiến bộ của công nghệ trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập

Tại hội thảo quốc gia Chuyển đổi số trong giáo dục mở thúc đẩy học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định: chuyển đổi số trong giáo dục đã và đang diễn ra mạnh mẽ, với mục tiêu tăng cường áp dụng tiến bộ của công nghệ trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục, tăng cường hiệu quả quản lý giáo dục và xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động