Huyện Mỹ Đức: đẩy mạnh triển khai mô hình “Chợ thông minh 4.0 - Thanh toán không dùng tiền mặt”
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênNgười dân thanh toán tiền mua hàng qua hình thức chuyển khoản tại chợ Hồng Sơn. Ảnh: V. Biên |
Theo báo cáo của Phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức, chợ 4.0 là một trong những hoạt động nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh mua bán nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng tại các chợ. Đồng thời, tạo điều kiện để người tiêu dùng trải nghiệm, tiếp cận với các phương thức thanh toán hiện đại. Từng bước đưa thanh toán số trở thành công cụ thanh toán chủ yếu đến với người dân trên địa bàn huyện.
Chợ thanh toán không dùng tiền mặt sẽ hỗ trợ các hoạt động giao thương, mua bán dễ dàng, an toàn. Cho phép tiểu thương tận hưởng các lợi ích của xu hướng thanh toán số như: Giảm thiểu rủi ro bảo quản tiền mặt, tiết kiệm công sức quản lý và kiểm đếm tiền lẻ, giảm thiểu thời gian đi lại và chờ đợi thanh toán bằng các hình thức truyền thống.
Chợ Kinh Đào (xã An Mỹ) với diện tích hơn 6000 mét vuông. Năm 2023, chợ được cải tạo lại khang trang, hiện đại. Hiện nay, tại chợ có 200 hộ tiểu thương buôn bán, đáp ứng nhu cầu lớn cho nhân dân giao thương. Phần lớn tiểu thương kinh doanh tại chợ là người trẻ, yêu công nghệ nên thích nghi rất nhanh với chuyển đổi số.
Để phát triển mô hình mô hình “Chợ thông minh 4.0 - Thanh toán không dùng tiền mặt” tại chợ Kinh Đào, các tiểu thương tại chợ đã được cán bộ, nhân viên Ngân hàng NN&PTNT huyện Mỹ Đức trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn tạo lập tài khoản, mã QR để thuận tiện trong thanh toán, hướng dẫn cài đặt, sử dụng các APP của các ngân hàng, mở tài khoản liền tay, nhận ngay quà tặng qua đó, giúp người dân hình thành thói quen không dùng tiền mặt trong quá trình mua hàng tại chợ hướng tới mô hình chợ thông minh 4.0.
Chị Lan (tiểu thương tại chợ Kinh Đào) cho biết, với mô hình Chợ 4.0, toàn bộ tiểu thương tại chợ và người dân có thể mua bán hàng hóa tại bằng cách quét mã QR, hay chuyển tiền qua số điện thoại, số tài khoản vô cùng nhanh chóng, thuận tiện.
“Tôi thấy mô hình chợ thông minh 4.0 đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người sử dụng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số trên địa bàn huyện” – chị Lan chia sẻ.
Theo ghi nhận của PV tại chợ Hồng Sơn (xã Hồng Sơn), các tiểu thương kinh doanh tại chợ đã không dùng tiền mặt trong giao dịch hàng hóa.
Đến nay, sau đúng 2 tháng triển khai, mô hình Chợ thông minh 4.0 đã giúp người dân và tiểu thương hình thành thói quen không dùng tiền mặt trong quá trình mua hàng tại chợ Hồng Sơn.
Ông Lê Hải Hà - Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức cho biết, thời gian qua, mô hình Chợ 4.0 tại nhiều địa phương trên địa bàn huyện đã phát huy hiệu quả tích cực, giúp người dân trải nghiệm và tiếp cận với các phương thức thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt, kích thích hoạt động mua sắm, góp phần xây dựng xã hội số, kinh tế số theo mục tiêu chương trình chuyển đổi số trên địa bàn huyện.
“Thời gian qua, mô hình Chợ 4.0 tại nhiều địa phương trên địa bàn huyện đã phát huy hiệu quả tích cực, giúp người dân trải nghiệm và tiếp cận với các phương thức thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt, kích thích hoạt động mua sắm, góp phần xây dựng xã hội số, kinh tế số theo mục tiêu chương trình chuyển đổi số trên địa bàn huyện” – ông Lê Hải Hà nhấn mạnh.
Với mục đích đẩy mạnh công tác về chuyển đổi số và các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn, ngày 29/5/2024, UBND huyện Mỹ Đức đã ban hành Kế hoạch số 1273/KH – UBND về việc triển khai mô hình “Chợ thông minh 4.0 - Không dùng tiền mặt" tại các chợ. Đến nay, sau gần 3 tháng thực hiện Kế hoạch, mô hình Chợ 4.0 tại nhiều địa phương trên địa bàn huyện đã phát huy hiệu quả tích cực. |
Huyện Mỹ Đức: không để ai bị bỏ lại phía sau | |
Huyện Mỹ Đức: thoát nghèo nhờ sử dụng hiệu quả nguồn tín dụng ưu đãi |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại