Học Bác từ những điều giản dị nhất
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Chi bộ Ban Pháp luật và Xã hội tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khóa tại Di tích lịch sử “Nhà lưu niệm Bác Hồ”, địa chỉ số 6, ngõ 319 phố An Dương Vương, quận Tây Hồ, TP Hà Nội. |
Thực hiện Kế hoạch số 79-KH/ĐUK ngày 16/2/2023 của Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội về Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, kỷ luật , kỷ cương của cán bộ, đảng viên trong thực thi công vụ” và Kế hoạch số 20/KH-ĐUKT&ĐT ngày 23/2/2023 của Đảng ủy báo Kinh tế & Đô thị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về tăng cường tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong xây dựng “cơ quan báo chí văn hóa” và “người làm báo văn hóa”, ngày 12/5/2023, Chi bộ Ban Pháp luật và Xã hội tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, kỷ luật, kỷ cương của cán bộ, đảng viên trong thực thi công vụ” năm 2023.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn các nhà báo: “Người làm báo cách mạng phải có tâm sáng, lòng trong, bút sắc!”
Thấm nhuần lời dạy của Bác, những cán bộ, phóng viên, biên tập viên thuộc Chi bộ Ban Pháp luật và Xã hội luôn nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập và làm theo Bác.
Tại buổi sinh hoạt chuyên đề, các Đảng viên thuộc Chi bộ đã thảo luận, đóng góp ý kiến tích cực, sôi nổi trong việc học tập Bác từ những điều giản dị trong cuộc sống. Từ đức tính kỷ luật, thực hành tiết kiệm đến tinh thần chủ động, sáng tạo trong công tác chuyên môn.
Đồng chí Nguyễn Xuân Khánh, Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế và Đô thị chia sẻ: “Học tập Bác không phải là điều gì cao xa. Học tập Bác về tác phong bình dị, giản dị, tính kỷ luật hội họp. Về quan điểm người làm báo, học tập Bác từ việc vận dụng về ngôn từ rõ ràng, văn phong sáng sủa, thông tin có tính định hướng, có ích cho bạn đọc, cho sự phát triển của Thành phố, làm sao để Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội luôn xứng đang là kênh tuyên truyền phổ biến pháp luật hiệu quả của Thủ đô. Quán triệt nguyên tắc, đạo đức người làm báo. Qua đó, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, nỗ lực, cố gắng chịu khó tìm tòi học hỏi anh em, đồng nghiệp về phong cách làm báo chí công nghệ”.
Đồng chí Lê Sỹ Hào, phóng viên Văn phòng thường trú tỉnh Vĩnh Phúc nêu quan điểm học Bác từ đức tính cần - kiệm – liêm - chính, cố gắng cống hiến hết mình cho công việc. Bên cạnh đó là thái độ cư xử, hòa đồng, tạo thiện cảm với đối tác, bạn bè, anh em đồng nghiệp.
Đồng chí Nguyễn Thanh Tuấn, họa sĩ Ban Pháp luật và Xã hội cho biết, trong công tác anh học Bác từ việc nâng cao nghiệp vụ, học hỏi đồng nghiệp, trau dồi kiến thức. Tại nơi cư trú có lối sống chan hòa, tình cảm với bà con khu phố, vận động người dân treo cờ Tổ quốc vào các ngày nghỉ, lễ, Tết của dân tộc.
Đồng chí Võ Thúy Quỳnh, Tổ Hành chính - Trị sự cho rằng, học Bác từ điều giản dị nhất, đó là tính tiết kiệm. "Tiết kiệm văn phòng phẩm, điện, nước, chi tiêu; đặc biệt là tiết kiệm thời gian để có kế hoạch sống và làm việc hiệu quả nhất" - đảng viên Võ Thúy Quỳnh bày tỏ.
Qua nghiên cứu, thảo luận, thực hiện tốt chuyên đề, đồng chí Đỗ Thị Phương Hoa, Bí thư Chi bộ Ban Pháp luật và Xã hội nhấn mạnh: “Mỗi cán bộ, đảng viên cần phát huy vai trò nêu gương trong xây dựng ý chí, khát vọng phát triển của bản thân và của cơ quan, đơn vị. Không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng, tự giác nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, lao động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Mỗi đảng viên trong nhiệm vụ của mình luôn phải đổi mới, sáng tạo để thực hiện hiệu quả trọng trách”.
Trước đó, Chi bộ Ban Pháp luật và Xã hội tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khóa về nguồn tại Di tích lịch sử “Nhà lưu niệm Bác Hồ”, địa chỉ số 6, ngõ 319 phố An Dương Vương, quận Tây Hồ, TP Hà Nội.
Tại đây, các đảng viên Chi bộ Ban Pháp luật và Xã hội đã được nghe hậu duệ của cụ Nguyễn Thị An là ông Công Ngọc Dũng kể những câu chuyện mang đậm dấu ấn lịch sử về khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chi bộ Ban Pháp luật và Xã hội chụp ảnh kỷ niệm cùng gia đình ông Công Ngọc Dũng tại Di tích lịch sử "Nhà lưu niệm Bác Hồ". |
Di tích nhà cụ Nguyễn Thị An là nơi dừng chân nghỉ lại đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chặng đường từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội từ ngày 23 đến 25/8/1945. Tại ngôi nhà này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm việc với đồng chí Trường Chinh – Tổng Bí thư của Đảng cùng các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh… về kết quả Tổng khởi nghĩa trong cả nước và chuẩn bị cho bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Hiện nay, ngôi nhà của gia đình cụ Nguyễn Thị An vẫn được bảo tồn nguyên vẹn với các di vật, hiện vật cùng nhiều tài liệu, hình ảnh liên quan sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh dừng chân tại đây. Di tích lịch sử đã trở thành “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Các chuyên đề sinh hoạt năm 2023 của Chi bộ Ban Pháp luật và Xã hội gồm: “Nữ đoàn viên với những giải pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác chuyên môn” (tháng 3/2023); "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, kỷ luật, kỷ cương của cán bộ, đảng viên trong thực thi công vụ” năm 2023 (tháng 5/2023); “Đạo đức của nhà báo trong thời đại 4.0; trách nhiệm của mỗi đảng viên, nhà báo trong công cuộc chuyển đổi số trong cơ quan báo chí” (tháng 6/2023); “Trách nhiệm của mỗi đảng viên, nhà báo trong xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí” vào tháng 9 tới. |
Phát hành bộ tem bưu chính đặc biệt “Nhà sàn Bác Hồ trong khu Phủ Chủ tịch” | |
Hà Nội trang hoàng kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại