Thứ năm 07/11/2024 21:30

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết về các biện pháp tăng cường công tác PPCC

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Sáng 22/9, tại Kỳ họp thứ 13 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã thông qua nghị quyết về các biện pháp tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), cứu nạn cứu hộ (CHCN) trên địa bàn TP với 9 nhóm biện pháp và 32 nhiệm vụ.
Trưởng Ban Đô thị của HĐND TP Hà Nội Đàm Văn Huân trình bày Tờ trình về việc ban hành nghị quyết về các biện pháp tăng cường công tác PCCC và CNCH
Trưởng Ban Đô thị của HĐND TP Hà Nội Đàm Văn Huân trình bày Tờ trình về việc ban hành nghị quyết về các biện pháp tăng cường công tác PCCC và CNCH.

9 nhóm biện pháp, 32 nhiệm vụ PCCC và CNCH

Theo đó, trước tình hình phức tạp của cháy nổ, đặc biệt là vụ cháy gần nhất xảy ra trên địa bàn quận Thanh Xuân, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 20/9/2023 về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) trên địa bàn TP Hà Nội trong tình hình mới.

Theo Chỉ thị này, Đảng đoàn HĐND TP có trách nhiệm lãnh đạo việc cụ thể hóa các chỉ đạo của Thành ủy để ban hành các nghị quyết của HĐND TP về các biện pháp, cơ chế, chính sách, dành nguồn lực đảm bảo công tác PCCC và CNCH của TP theo thẩm quyền; tiếp tục tăng cường giám sát việc chấp hành pháp luật và chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, Nghị quyết của HĐND TP về công tác PCCC và CNCH.

Thực tế trong thời gian qua, việc tăng cường các biện pháp phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn đã được TP rất quan tâm, có nhiều chỉ đạo, HĐND TP đã có nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017; Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND ngày 6/7/2022 của HĐND TP quy định về việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn TP Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực;

Đồng thời, TP cũng ưu tiên bố trí nguồn lực, kinh phí mua sắm trang thiết bị PCCC và ban hành Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND trong đó quy định một số mức chi đặc thù hỗ trợ kinh phí cho các chức danh đội dân phòng tại các thôn, tổ dân phố. Đây là lực lượng quan trọng để tăng cường công tác PCCC, CNCH tại cơ sở.

Bên cạnh các cơ chế, chính sách cơ quan dân cử TP cũng đã có nhiều đợt giám sát, chất vấn, tiếp xúc cử tri chuyên đề về công tác PCCC, tuy nhiên vẫn còn vụ việc đáng tiếc xảy ra. Từ cơ sở tình hình thực tiễn, cụ thể hóa chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy, tại kỳ họp này HĐND xem xét để ban hành Nghị quyết nhằm tăng cường mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa các biện pháp phòng cháy chữa cháy trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới.

Các đại biểu HĐND TP biểu quyết thông qua nghị quyết
Các đại biểu HĐND TP biểu quyết thông qua nghị quyết.

Trong Nghị quyết về các biện pháp tăng cường công tác PCCC và CNCH trên địa bàn TP được HĐND TP thông qua có đánh giá kỹ về kết quả, đặc biệt là những hạn chế trong công tác PCCC trên địa bàn TP; đồng thời đề ra 9 nhóm biện pháp chủ yếu, trong đó có những biện pháp ngay trước mắt cũng như thời gian tiếp theo để đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ trên địa bàn.

Nghị quyết có phụ lục chi tiết, cụ thể 9 nhóm biện pháp với 32 nhiệm vụ, chỉ tiêu, yêu cầu cụ thể gắn với tiến độ thời gian từ nay đến cuối năm 2023 và đến năm 2025, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục, xử lý khi sự cố cháy nổ xảy ra đối với các loại hình có nguy cơ cao như nhà ở nhiều căn hộ, cụm công nghiệp làng nghề, trung tâm thương mại,…

Cùng đó, Nghị quyết cũng chú trọng đến công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ năng cứu hộ, thoát nạn. HĐND TP kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, đơn vị và Nhân dân Thủ đô tiếp tục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, nâng cao kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống cháy nổ, sự cố tai nạn, cùng chung tay với chính quyền Thành phố ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt xảy ra cháy, nổ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của Thủ đô Hà Nội.

Xử lý dứt điểm các công trình không đảm bảo yêu cầu PCCC

Nghị quyết HĐND TP cũng nêu một số biện pháp gồm: Tiếp tục hoàn thiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về PCCC và CNCH. Trong đó, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch, Chỉ thị và các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Công an, Thành ủy, HĐND, UBND TP về thực hiện công tác PCCC và CNCH trên địa bàn Thành phố; Đổi mới tư duy, nhận thức, phương pháp, cách tiếp cận và tổ chức thực hiện trong công tác PCCC và CNCH phù hợp với yêu cầu tình hình mới hiện nay...

Quang cảnh Kỳ họp
Quang cảnh Kỳ họp.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với nội dung, hình thức, phương pháp đa dạng, thiết thực, hiệu quả. Đặc biệt, trong giai đoạn này tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo an toàn phòng cháy, chữa cháy đến các hộ gia đình, hộ gia đình kết hợp kinh doanh sản xuất và các cơ sở trên địa bàn về biện pháp thoát nạn, phòng ngừa cháy nổ; cảnh báo những nguy cơ gây cháy, nổ.

Tăng cường xây dựng phong trào và nhân rộng các mô hình bảo đảm an toàn về PCCC và CNCH tại các khu dân cư, hộ gia đình, các địa bàn, cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao. Thực hiện nghiêm túc phương châm 4 tại chỗ. Song song đó, kiện toàn củng cố về nhân lực, nguồn lực, cơ sở vật chất, chế độ chính sách cho các lực lượng dân phòng, PCCC cơ sở, lực lượng phương tiện, phương án và các điều kiện để ứng phó kịp thời khi có cháy nổ, sự cố tai nạn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Triển khai ngay các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế các vụ cháy, nổ lớn, nhất là ở các nơi có nguy cơ cháy, nổ cao như: các khu dân cư, hộ gia đình, chung cư, nhà cao tầng, nhà ở nhiều căn hộ (thường gọi là chung cư mini), nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, hoạt động vui chơi, giải trí, karaoke, vũ trường, chợ, trung tâm thương mại, nơi tập trung đông người, khu, cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống; rừng… Người đứng đầu chính quyền các cấp Thành phố, cơ quan, doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong phạm vi lãnh đạo, quản lý của mình.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các điều kiện bảo đảm an toàn PCCC và CNCH - nhất là các đối tượng nguy cơ cháy, nổ cao; xử lý dứt điểm các công trình không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy được đưa vào hoạt động trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy có hiệu lực thực hiện theo Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND của HĐND TP; các công trình vi phạm về trật tự xây dựng, chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC theo quy định nhưng đã đưa vào hoạt động trên địa bàn Thành phố…

Tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác PCCC và CNCH, trong đó, tập trung các nguồn lực để xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật về PCCC và CNCH. Xây dựng thực hiện đồng bộ quy hoạch hạ tầng PCCC gắn với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của ngành, lĩnh vực, địa phương đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác PCCC và CNCH.

Tiếp tục nghiên cứu, có chế độ chính sách thiết thực để động viên cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ bảo đảm PCCC và CNCH; Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ chữa cháy và CNCH hiện đại, phù hợp với tình hình, sự phát triển của đất nước; Khuyến khích xã hội hóa đầu tư cho hoạt động PCCC và CNCH. Huy động mọi nguồn lực hợp pháp để mua sắm trang thiết bị PCCC và CNCH.

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành tổng kiểm tra an toàn PCCC tại các chung cư trước 15/11/2023
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh: Thay đổi nhận thức về công tác phòng cháy toàn Thành phố
Huyện Gia Lâm đồng loạt tổ chức kiểm tra phòng cháy chữa cháy
Thịnh An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được điều động giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được điều động giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Bộ Chính trị điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027.
Sinh hoạt chính trị, tư tưởng nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quán triệt các quy định quan trọng

Sinh hoạt chính trị, tư tưởng nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quán triệt các quy định quan trọng

Sáng 4/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức sinh hoạt chuyên đề về cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; quán triệt, tiếp tục triển khai các quy định quan trọng của T.Ư và TP Hà Nội.
Việt Nam sẽ hành động nhanh hơn, đáp ứng kịp thời hơn yêu cầu của các nhà đầu tư

Việt Nam sẽ hành động nhanh hơn, đáp ứng kịp thời hơn yêu cầu của các nhà đầu tư

Trưa 30/10 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Riyadh, Ả-rập Xê-út, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Đầu tư Ả-rập Xê-út Khalid bin Abdulaziz Al-Falih.
Chuẩn y ông Phạm Văn Thép tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Chuẩn y ông Phạm Văn Thép tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Chiều 7/11, ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng chủ trì Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Đảng bộ TP Hải Phòng.
Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững

Luật Thủ đô 2024 mang đến những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Hà Nội. Luật kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.
Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Nội đạt những bước tiến mạnh mẽ

Sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Nội đạt những bước tiến mạnh mẽ

Sáng 6/11, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Kêu gọi từ thiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật

Kêu gọi từ thiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật

Mặc dù là tự nguyện, nhưng cá nhân kêu gọi, vận động quyên góp từ thiện, ủng hộ bão lũ… cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Tô thắm nghĩa cử cao đẹp

Tô thắm nghĩa cử cao đẹp

Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng chính phủ phát động, vừa qua, UBND TP Hà Nội phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) TP đã tổ chức phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” và an sinh xã hội năm 2024.
Phát huy sức mạnh của Nhân dân

Phát huy sức mạnh của Nhân dân

Công tác dân vận, tuyên truyền, vận động sự tham gia tích cực, tự nguyện, tự giác của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, cùng chung sức, đồng lòng thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn TP Hà Nội đã không chỉ mang lại kết quả thiết thực, mà còn giải quyết nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động