Hà Nội triển khai kịp thời, đảm bảo công khai, minh bạch
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHà Nội kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm, gây khó khăn, phiền hà, chậm trễ trong triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ |
Chính sách nhân văn, giúp DN không bị đứt gãy nguồn cung lao động
Ngày 30-1, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình do Chính phủ ban hành. Theo đó, để bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm, Chính phủ đề ra một số giải pháp: Hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà cho NLĐ có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong KCN-KCX, khu vực kinh tế trọng điểm. Mức hỗ trợ đối với NLĐ quay trở lại thị trường lao động là 1 triệu đồng/tháng và NLĐ đang làm việc trong các DN là 500.000 đồng/tháng. Thời gian thực hiện là trong 6 tháng đầu năm 2022.
Theo Nghị quyết 11, Chính phủ sẽ sử dụng khoảng 6.600 tỉ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 để hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ.
Theo đó, điều kiện được hỗ trợ là ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/3/2022 đến ngày 30/6/2022; có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên được giao kết và thực hiện trước ngày 1/3/2022. Đang tham gia BHXH bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm DN lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà. Trường hợp với NLĐ quay trở lại thị trường lao động, mức đề xuất hỗ trợ là 1 triệu đồng/người/tháng, tối đa 3 tháng.
NLĐ nhóm này được hỗ trợ khi đáp ứng các điều kiện như: Ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2022 đến ngày 30/6/2022; có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên được giao kết và thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2022 đến ngày 30/6/2022.
NLĐ đang tham gia BHXH bắt buộc; trường hợp NLĐ chưa tham gia phải có tên trong danh sách trả lương của người sử dụng lao động trước thời điểm lập danh sách đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà. Quyết định này quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu vực: KCN, KCX được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/1/2018 của Chính phủ quy định về quản lý KCN và khu kinh tế.
Theo Bộ LĐTB&XH, nguyên tắc hỗ trợ là đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách. Không hỗ trợ đổi với NLĐ không có đề nghị, không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động và BHXH bắt buộc. Mỗi đối tượng chỉ được hưởng hỗ trợ 1 lần trong 1 tháng và không quá 3 tháng.
Theo các chuyên gia, nhà ở là vấn đề bức thiết đối với NLĐ, đặc biệt là công nhân KCX, KCN ở các đô thị lớn. Chi phí thuê nhà chiếm một phần không nhỏ trong các khoản mà NLĐ phải chi. Vì vậy, việc Chính phủ quyết định hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà là rất cần thiết và rất quý đối với NLĐ.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhấn mạnh, những chính sách như hỗ trợ tiền thuê nhà, cho vay vốn đào tạo nghề… là nhằm giải quyết và xử lý vấn đề hỗ trợ người lao động NLĐ quay lại thị trường lao động, giải quyết công ăn, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Chính sách này không chỉ hỗ trợ NLĐ ổn định công việc mà còn giúp các DN không bị đứt gãy nguồn cung lao động.
Hà Nội triển khai kịp thời, kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm, gây khó khăn, phiền hà
Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Quyết định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trên địa bàn TP.
Quyết định hỗ trợ tiền thuê nhà nêu rõ TP ủy quyền cho UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ, đồng thời chỉ đạo chi trả hỗ trợ đối với người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp và người lao động quay trở lại thị trường lao động.
UBND TP Hà Nội chỉ rõ, trường hợp UBND các quận, huyện, thị xã không đảm bảo nguồn lực thì báo cáo TP xem xét, bổ sung. Kiên quyết xử lý các trường hợp sai phạm, gây khó khăn, phiền hà, chậm trễ trong triển khai thực hiện, kịp thời báo cáo UBND TP những vấn đề vượt thẩm quyền.
Về hỗ trợ người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp: Hồ sơ đề nghị hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg.
Theo đó, với mức hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng, người lao động cần đáp ứng 3 điều kiện:
Đang ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/2 đến ngày 30/6/2022.
Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên được giao kết và thực hiện trước ngày 1/4/2022.
Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu vực kinh tế trọng điểm.
Trường hợp không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì phải có tên trong danh sách trả lương của doanh nghiệp tại tháng liền kề trước thời điểm lập danh sách hỗ trợ.
Với mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng, người lao động cần đáp ứng 3 điều kiện:
Đang ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến ngày 30/6/2022.
Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên được giao kết và thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến ngày 30/6/2022, trừ trường hợp giao kết tiếp nối hợp đồng đã giao kết và thực hiện trước đó.
Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
UBND TP Hà Nội yêu cầu các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã căn cứ nhiệm vụ được phân công, chịu trách nhiệm tổ chức triển khai kịp thời chính sách hỗ trợ theo nhiệm vụ được phân công, đảm bảo công khai, minh bạch và đúng quy định của pháp luật.
Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện hỗ trợ theo quy định đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch; tổng hợp, hướng dẫn các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, những chính sách như hỗ trợ tiền thuê nhà, cho vay vốn đào tạo nghề… là nhằm giải quyết và xử lý vấn đề hỗ trợ NLĐ quay lại thị trường lao động, giải quyết công ăn, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Chính sách này không chỉ hỗ trợ NLĐ ổn định công việc mà còn giúp các DN không bị đứt gãy nguồn cung lao động. Đây là một chủ trương nhân văn, kịp thời, phù hợp, đúng vấn đề mấu chốt để tái khởi động nền kinh tế sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát”, chuyên gia Lê Đăng Doanh nhấn mạnh. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại