Thứ bảy 20/04/2024 13:53

Hà Nội: Thu hẹp dần tiến tới không còn khoảng cách về mức sống

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
TP Hà Nội đặt mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thu hẹp dần tiến tới không còn khoảng cách về mức sống, thu nhập so với vùng nông thôn ngoại thành.
Những năm qua, TP Hà Nội đã dành một nguồn lực không nhỏ để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, đời sống đồng bào trên địa bàn TP không ngừng được nâng cao, khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng bền chặt.
Những năm qua, TP Hà Nội đã dành một nguồn lực không nhỏ để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, đời sống đồng bào trên địa bàn TP không ngừng được nâng cao, khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng bền chặt. Ảnh: Văn Biên

Theo báo cáo của Ban Dân tộc TP Hà Nội, TP Hà Nội hiện có 14 xã có đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Mường và Dao) sinh sống tập trung.

Thời gian qua, nhờ triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chính sách dân tộc, đời sống vật chất cũng như tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn Hà Nội đã được cải thiện rõ rệt.

Với cách làm bài bản, 14 xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống của Hà Nội luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 35 triệu đồng/người/năm, không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn. 100% số xã đã có đường bê tông hoặc trải nhựa đến trung tâm xã.

Đặc biệt, 100% các xã, thôn đặc biệt khó khăn có hệ thống thủy lợi, từng bước đáp ứng yêu cầu cơ bản của sản xuất và dân sinh, trong đó trên 20% kênh mương của các xã được kiên cố hóa; 100% hộ dân được sử dụng điện sinh hoạt và từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất; 100% số xã đã có điểm bưu điện, 100% các thôn có đường dây điện thoại, Internet đến thôn, bảo đảm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số; 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Cùng với đó, hệ thống trường học được tu sửa và xây mới đáp ứng yêu cầu học tập của con em đồng bào; Tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu được đẩy lùi; Công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc được đồng bào ủng hộ và thực hiện có hiệu quả.

Theo báo cáo của Ban Dân tộc TP Hà Nội, triển khai kế hoạch thực hiện chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045, các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Hà Nội đã được triển khai thực hiện kịp thời, đúng đối tượng.

Tiêu biểu như triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, tính đến nay, TP Hà Nội đã bố trí 983 tỷ đồng để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

TP Hà Nội đặt mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thu hẹp dần tiến tới không còn khoảng cách về mức sống, thu nhập so với vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội.

TP Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Thu nhập bình quân đầu người tăng bình quân 20%/năm; Đến năm 2025, cơ bản bằng mức thu nhập bình quân khu vực nông thôn ngoại thành của Thành phố; Cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Thành phố; Tỷ lệ thôn, làng được công nhận và giữ vững danh hiệu làng văn hóa 65%; Tỷ lệ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa 86%-88%.

Bên cạnh đó, bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 100% thôn, làng có nhà văn hóa; Duy trì 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; Tỷ lệ trường công lập (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia 80%-85%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo 75%-80%; Phấn đấu đạt tỷ lệ 100% hộ dân được sử dụng nước sạch từ các nguồn và tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn theo quy định; 100% xã vùng dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, có 40% xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.

TP cũng sẽ đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc thiểu số tại chỗ. Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phù hợp với tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số ở từng địa phương.

Định hướng mục tiêu đến năm 2030: Mức sống và thu nhập của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngang bằng với Nhân dân các xã vùng ngoại thành Hà Nội; Cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Thành phố; Giữ vững tỷ lệ 100% xã đạt chuẩn Nông thôn mới, trong đó, 60% đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, 20% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu. 100% xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân. Hoàn thành các chỉ tiêu trong mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững đến năm 2030.

Hà Nội: Nhiều tấm gương đồng bào dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi Hà Nội: Nhiều tấm gương đồng bào dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi
Hà Nội: Chú trọng công tác tuyên truyền, PBGDPL cho đồng bào vùng dân tộc, miền núi Hà Nội: Chú trọng công tác tuyên truyền, PBGDPL cho đồng bào vùng dân tộc, miền núi
Dành nguồn lực để sớm đưa vùng dân tộc, miền núi Thủ đô ngang bằng với vùng khu vực ngoại thành Dành nguồn lực để sớm đưa vùng dân tộc, miền núi Thủ đô ngang bằng với vùng khu vực ngoại thành
Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động