Thứ bảy 01/04/2023 14:30

Hà Nội: Chú trọng công tác tuyên truyền, PBGDPL cho đồng bào vùng dân tộc, miền núi

Hà Nội rất coi trọng công tác tuyên truyền chính sách, phổ biến pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc, miền núi. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của đồng bào.
Các đại biểu tham dự hội nghị tập huấn công tác dân tộc và tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại xã Minh Quang, huyện Ba Vì.
Các đại biểu tham dự hội nghị tập huấn công tác dân tộc và tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại xã Minh Quang, huyện Ba Vì.

TP Hà Nội có khoảng 9 triệu người, trong đó có khoảng 108 nghìn người thuộc 50/53 thành phần dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống đan xen cùng người Kinh ở 30/30 quận, huyện, thị xã, chiếm 1,3% dân số. Trong số đó, đồng bào DTTS của TP chủ yếu là dân tộc Mường và dân tộc Dao cư trú tập trung theo cộng đồng tại 119 thôn, thuộc 14 xã của 05 huyện là: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức và Chương Mỹ với trên 55.000 người, chiếm 51% người DTTS toàn TP.

Tuy nhiên, vùng dân tộc, miền núi của Thủ đô không lớn, dù cán bộ làm công tác dân tộc từ TP đến cơ sở trách nhiệm, nhiệt tình song còn có nhiều khó khăn, hạn chế đặc thù như cơ sở hạ tầng dù đã được cải thiện song vẫn còn những bất cập trước nhu cầu phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào vẫn còn khó khăn nhất định. Theo đó là những luận điệu xuyên tạc, kích động, chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch, phản động... Vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong đồng bào có những khó khăn nhất định.

Những năm qua, TP Hà Nội rất coi trọng công tác tuyên truyền chính sách, phổ biến pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc, miền núi. Trong giai đoạn 2017-2021, UBND TP đã ban hành Quyết định số 8137/QĐ-UBND ngày 24/11/2017 ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn TP Hà Nội; Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 12/01/2019 về thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2019-2025”.

Theo đó, từ năm 2018-2021, cơ quan làm công tác dân tộc của TP Hà Nội (Ban Dân tộc TP Hà Nội) đã phối hợp với UBND các huyện có các xã dân tộc, miền núi tổ chức hơn 80 lớp tập huấn công tác dân tộc và tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hàng chục nghìn lượt đại biểu là cán bộ làm công tác dân tộc, cán bộ chủ chốt của các thôn, xã, người có uy tín, đại biểu tiêu biểu của các thôn và cụm dân cư. Nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật theo chỉ đạo của TP và được lựa chọn trên cơ sở khảo sát nhu cầu thực tiễn tại các địa phương, tập trung vào các vấn đề mà địa phương quan tâm.

Để đồng bào dễ hiểu, dễ vận dụng làm theo, đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc Thủ đô đã coi trọng đổi mới phương pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Chỉ tính riêng năm 2021, đã biên soạn và xuất bản 177.300 tờ gấp tuyên truyền các bộ luật, luật: Hình sự; Hôn nhân và gia đình; Phòng, chống bạo lực gia đình; Giao thông đường bộ; An toàn thực phẩm; Bảo vệ môi trường, phát cho các hộ gia đình ở 14 xã dân tộc, miền núi.

Tính riêng trong tháng 5 và 6/2022, TP Hà Nội đã tổ chức 13 hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại các xã dân tộc, miền núi thuộc 5 huyện là Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức và Chương Mỹ. Dự hội nghị, có gần 3.000 đại biểu gồm đại diện lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở, các đoàn thể, cán bộ phụ trách công tác dân tộc; Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Phó thôn, Trưởng Ban công tác Mặt trận, Chi hội trưởng Hội Nông dân, Chi hội trưởng Hội Phụ nữ và đại biểu tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 14 xã vùng dân tộc, miền núi.

Tại các hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo viên giới thiệu, phổ biến một số điều của Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới và Luật Bảo vệ môi trường…

Những ý kiến vướng mắc của các đại biểu tại Hội nghị đã được báo cáo viên hướng dẫn và giải đáp thỏa đáng, được nhiều đại biểu quan tâm và đánh giá cao. Thông qua Hội nghị nhằm nâng cao nhận thức pháp luật của cán bộ và người dân ở cơ sở trong việc chấp hành và thực hiện tốt các quy định của pháp luật, nhằm hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật, tăng cường hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phó Trưởng Ban Dân tộc Hà Nội Nguyễn Phúc Hải cho biết, thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của đồng bào, góp phần ổn định tư tưởng, làm hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn vùng dân tộc, miền núi nói riêng và của Thủ đô Hà Nội nói chung.
Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chế độ, chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Hỗ trợ chuyển đổi nghề đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Hộ nghèo dân tộc thiểu số được vay hỗ trợ nhà ở không quá 40 triệu đồng/hộ
Hà Nội: Nhiều tấm gương đồng bào dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi
Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Từ hôm nay, đã có nhà mạng khóa 1 chiều thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin: Khách hàng cần làm gì?

Từ hôm nay, đã có nhà mạng khóa 1 chiều thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin: Khách hàng cần làm gì?

Tính đến 31/3, vẫn còn hơn 1 triệu khách hàng chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao theo thông báo và hướng dẫn của VinaPhone. Vì thế VinaPhone đã thực hiện chính thức khóa chiều gọi đi đối với tất cả các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin vào ngày 31/3 và sẽ tiếp tục khóa 1 chiều vào các thời điểm khác nhau (sau 31/3) đối với một số khách hàng khác thuộc diện cần chuẩn hóa lại thông tin thuê bao hoặc xác minh chính chủ.
Pháp luật và Xã hội ra mắt Chuyên mục Podcast

Pháp luật và Xã hội ra mắt Chuyên mục Podcast

Phục vụ quý độc giả, chuyên trang phapluatxahoi.kinhtedothi.vn ra mắt Chuyên mục Podcast...
Hải Phòng thí điểm phạt nguội ở 5 nút giao thông

Hải Phòng thí điểm phạt nguội ở 5 nút giao thông

Tối 31/3, Văn phòng UBND TP Hải Phòng phát Công văn hoả tốc số 2072/VP-KSTTHC về việc triển khai thí điểm hạ tầng thiết bị ghi hình phục vụ phạt nguội để xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Quý I/2023: Bộ GTVT giải ngân đạt 99,97% kế hoạch vốn được giao

Quý I/2023: Bộ GTVT giải ngân đạt 99,97% kế hoạch vốn được giao

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, đến hết quý I/2023, các cơ quan thuộc Bộ đã giải ngân khoảng 17.007 tỷ đồng, đạt hơn 18% kế hoạch. Tỷ lệ giải ngân 3 tháng đầu năm của Bộ GTVT đạt 99,97% kế hoạch vốn được giao, cao hơn mức trung bình cả nước (10,35%).
Đường vành đai Tân An tạo sức bật hạ tầng đô thị

Đường vành đai Tân An tạo sức bật hạ tầng đô thị

Công trình Đường Vành đai TP Tân An (bao gồm cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây) đang dần hoàn thiện. Đây được xem là tuyến đường huyết mạch cho sự phát triển của TP Tân An, tạo sức bật hạ tầng đô thị thành phố trẻ.
Hải Phòng phấn đấu đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Hải Phòng phấn đấu đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Mục tiêu xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững.
Hà Nội thay thế khoảng 1,7 triệu cây xanh có nguy cơ gãy đổ trước mùa mưa bão

Hà Nội thay thế khoảng 1,7 triệu cây xanh có nguy cơ gãy đổ trước mùa mưa bão

Trước mùa mưa bão năm 2023, Sở Xây dựng thành phố Hà Nội đã lập danh sách khoảng 1,7 triệu cây xanh đô thị để cho cắt tỉa, chặt hạ, trồng bổ sung, thay thế cây bóng mát vào những vị trí cây chết, cây già cỗi. Tỷ lệ cây xanh đô thị của Hà Nội mới đạt khoảng 2 m2/người, trong khi theo quy chuẩn với các đô thị loại 1, loại đặc biệt tối thiểu tỷ lệ phải từ 6-7 m2/người.
Thời tiết hôm nay 31/3: Bắc Bộ sáng và đêm có mưa, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay 31/3: Bắc Bộ sáng và đêm có mưa, Nam Bộ nắng nóng

Dự báo thời tiết hôm nay 31/3, Bắc Bộ đêm và sáng có mưa, trời rét trước khi đón đợt nắng nóng. Tây Nguyên và Nam Bộ, chiều tối và đêm mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng.
Hơn 1 tấn lợn đã chết sẽ được tiêu thụ ra sao nếu không bị phát hiện?

Hơn 1 tấn lợn đã chết sẽ được tiêu thụ ra sao nếu không bị phát hiện?

Qua kiểm tra cơ sở giết mổ lợn tại nhà bà Lương Thị Quỳnh Như, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở này đang giết mổ 15 con lợn đã chết không rõ nguyên nhân...
Vĩnh Phúc: Hơn 30 trường tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh Đại học năm 2023

Vĩnh Phúc: Hơn 30 trường tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh Đại học năm 2023

Ngày hội tư vấn tuyển sinh Đại học năm 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 2/4 tại Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc. Tại đây, Phụ huynh và học sinh trên địa bàn Vĩnh Phúc sẽ được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến công tác tuyển sinh Đại học năm 2023...
Hành trình tìm kiếm những tài năng Marketing

Hành trình tìm kiếm những tài năng Marketing

Với sự bùng nổ của mạng xã hội trong thời kì kỹ thuật số, Marketing ngày càng khẳng định vị thế của mình và là một trong những ngành tiềm năng nhất, thu hút sự quan tâm của phần lớn giới trẻ Việt Nam.
Những điều cần biết về kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trên địa bàn Vĩnh Phúc

Những điều cần biết về kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trên địa bàn Vĩnh Phúc

Khác với các năm trước, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có một số những điểm mới mà thí sinh cần lưu ý như đăng ký thi và xem kết quả tuyển sinh trực tuyến; học sinh có khoảng 5 đến 7 ngày để thay đổi nguyện vọng tuyển sinh; phương án tuyển sinh vào các trường THPT ngoài công lập...

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn X
Phiên bản di động