Thứ sáu 29/03/2024 19:46

Hà Nội: Khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Giai đoạn 2021-2025, TP phấn đấu giảm 5%-8% mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu của các ngành sản xuất… Thành phố khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung tâm thương mại; khuyến khích lồng ghép nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chương trình đào tạo, giảng dạy tại các cấp đào tạo.
Theo các chuyên gia, trong xu hướng tiêu dùng xanh, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cần chủ động “nhập cuộc”, bảo đảm các tiêu chí bền vững trong sản xuất kinh doanh.
Theo các chuyên gia, trong xu hướng tiêu dùng xanh, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cần chủ động “nhập cuộc”, bảo đảm các tiêu chí bền vững trong sản xuất kinh doanh.

Chị Phạm Thị Dung (giáo viên Tiểu học, Thanh Oai, Hà Nội) cho biết, thời gian trước, chị thỉnh thoảng mới mua các loại thực phẩm organic (hữu cơ) mặc dù hiểu rằng sản phẩm hữu cơ tốt hơn cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu hơn quá trình làm ra sản phẩm organic là trên cơ sở không tổn hại đến môi trường, thì đây trở thành một ưu tiên của chị khi mua sắm, cho dù sản phẩm này có giá đắt hơn.

Đồng quan điểm với chị Dung, anh Quảng (kinh doanh bất động sản, trú tại Hà Đông) cho rằng, ngoài lợi ích tốt cho sức khỏe thì đây cũng là cách góp phần nhỏ vào việc bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.

Theo các chuyên gia, tiêu dùng xanh có thể được định nghĩa là việc mua, sử dụng và tuyên truyền các sản phẩm thân thiện với môi trường mà không gây nguy cơ cho sức khỏe con người và không đe dọa các chức năng hay sự đa dạng của các hệ sinh thái tự nhiên.

Tiêu dùng xanh xuất phát từ mong muốn bảo vệ các nguồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai và nâng cao chất lượng sống của con người.

Sau đại dịch COVID-19, nhiều người tiêu dùng cho biết, họ ưu tiên mua các thực phẩm Organic, BiOrganic, thực phẩm không biến đổi gen,…vì sử dụng phương pháp trồng trọt, chăn nuôi truyền thống, không tác động tiêu cực đến môi trường. Mặc dù chi phí cho các sản phẩm này tăng cao nhưng người dùng vẫn chấp nhận vì ý thức được vấn đề liên quan đến sức khỏe và hệ sinh thái.

Mặt khác, trên thị trường cũng xuất hiện xu hướng tiêu dùng "đạm thay thế" với nhiều hình thức khác nhau. Quyết định mua hàng của người tiêu dùng hiện nay đã có những thay đổi so với trước đại dịch như quan tâm thực phẩm xanh - sạch; đa dạng thực phẩm trong chế độ ăn uống; thân thiện với môi trường.

Theo tìm hiểu của PV, hiện nay xu thế xuất khẩu qua hệ thống phân phối dựa trên nền tảng thương mại điện tử đang được xem là giải pháp hữu hiệu, giúp cho doanh nghiệp từng bước tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu.

Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, giai đoạn 2021-2025, TP phấn đấu giảm 5%-8% mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu của các ngành sản xuất gồm: Dệt may, rượu bia nước giải khát, thép, nhựa, hóa chất, giấy; 100% các khu, cụm công nghiệp và 70% các làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về tiêu dùng bền vững; 100% các siêu thị, trung tâm thương mại phân phối, sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế dần cho các sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy; xây dựng, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bền vững.

Thành phố Hà Nội khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung tâm thương mại; khuyến khích lồng ghép nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chương trình đào tạo, giảng dạy tại các cấp đào tạo.

Thành phố sẽ nghiên cứu, xây dựng, đề xuất những chính sách phù hợp, thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia vào hình thức xuất khẩu trực tiếp nhiều tiềm năng. Cùng với việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt xuất khẩu hàng hóa, bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục huy động hệ thống ngân hàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu bằng các giải pháp tài chính đa dạng.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, qua kết quả một số báo cáo nghiên cứu thị trường tiêu dùng toàn cầu cho thấy, xu hướng tiêu dùng thực phẩm năm 2022 là chú trọng ăn uống cân bằng, tốt cho sức khỏe và tiện lợi. Bên cạnh đó, thói quen làm việc ở nhà cũng làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng như ngại ăn uống bên ngoài, tiết kiệm.
Kết nối hiệu quả sản phẩm OCOP tới các nhà phân phối tại Hà Nội Kết nối hiệu quả sản phẩm OCOP tới các nhà phân phối tại Hà Nội
Hà Nội: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu Hà Nội: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu
Hà Nội: Kiểm soát chặt chẽ, giám sát chất lượng ATTP các sản phẩm nông lâm thủy sản Hà Nội: Kiểm soát chặt chẽ, giám sát chất lượng ATTP các sản phẩm nông lâm thủy sản
Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động