Thứ sáu 06/12/2024 11:44

Hà Nội: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền, để lĩnh vực xuất khẩu phát triển bền vững, bên cạnh sự hỗ trợ của cơ quan quản lý, các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thông tin thị trường, có kế hoạch sản xuất, xuất khẩu phù hợp, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, từng bước tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thông qua các giải pháp hỗ trợ của TP Hà Nội cũng như khả năng thích nghi trong hoàn cảnh mới của doanh nghiệp và việc tận dụng có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nhiều doanh nghiệp có mức tăng trưởng xuất khẩu cao; là động lực tăng trưởng xuất khẩu.
Thông qua các giải pháp hỗ trợ của TP Hà Nội cũng như khả năng thích nghi trong hoàn cảnh mới của doanh nghiệp và việc tận dụng có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nhiều doanh nghiệp có mức tăng trưởng xuất khẩu cao; là động lực tăng trưởng xuất khẩu.

Triển khai Kế hoạch số 274/KH-UBND của UBND TP Hà Nội, Sở Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy xuất khẩu.

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đến nay, thông qua các giải pháp hỗ trợ, khả năng thích nghi trong hoàn cảnh mới của doanh nghiệp trong nước đã được cải thiện, tận dụng có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Khối doanh nghiệp trong nước có mức tăng trưởng xuất khẩu cao, là động lực tăng trưởng xuất khẩu của toàn TP.

Theo bà Trần Thị Phương Lan, năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 17,1 tỷ USD, tăng 10,3%, gấp gần 4,7 lần mức tăng của năm 2021 - cao hơn chỉ tiêu kế hoạch là tăng 5%. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9 tỷ USD, tăng 5,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,1 tỷ USD, tăng 15,6%.

“Năm 2023, ngành Công thương Hà Nội đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6% so với năm trước. Để đạt mục tiêu này, ngành Công thương Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Kế hoạch về hội nhập quốc tế TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025”, bà Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh.

Cũng theo bà Trần Thị Phương Lan, TP Hà Nội sẽ tăng cường phối hợp các bộ, ban, ngành Trung ương, các đại sứ quán, thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài và của nước ngoài tại Việt Nam, những tập đoàn, doanh nghiệp bán lẻ lớn... để đẩy mạnh hoạt động giao thương kết nối doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài.

Cùng với đó, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng có những dự án công nghiệp quy mô lớn, qua đó nhằm gia tăng năng lực sản xuất.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho rằng, để lĩnh vực xuất khẩu phát triển bền vững, bên cạnh sự hỗ trợ của cơ quan quản lý, các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt thông tin thị trường, có kế hoạch sản xuất, xuất khẩu phù hợp, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, từng bước tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan tăng cường khai thác các thị trường còn tiềm năng; hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, làng nghề tiếp cận các thông tin về thị trường xuất, nhập khẩu, nhất là các chính sách mới, từng bước chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với thương hiệu riêng. Đồng thời, có giải pháp đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, tập trung triển khai có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực.

UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 274/KH-UBND về đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn TP Hà Nội năm 2023. Với mục đích chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt trong điều kiện dịch Covid-19 còn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát; góp phần tăng trưởng kinh tế-xã hội của TP; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh...

Theo Kế hoạch số 274/KH-UBND ngày 24/10/2022 của UBND TP Hà Nội, Hà Nội phấn đấu mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2023 trên địa bàn TP tăng 6 - 8% so với thực hiện năm 2022. Để hoàn thành chỉ tiêu này, UBND TP triển khai thực hiện 7 nhóm giải pháp chủ yếu gồm: Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhà sản xuất có khả năng thích ứng tốt nhất trong hoàn cảnh mới; tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.

Xây dựng cơ chế, chính sách đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu. Thực hiện tốt chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan Trung ương trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện kết nối cung-cầu lao động để tạo nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Tăng cường thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ hoạt động kinh doanh xuất khẩu...

Hà Nội: Xây dựng cơ chế, chính sách đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu Hà Nội: Xây dựng cơ chế, chính sách đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu
Hà Nội tăng cường sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường Hà Nội tăng cường sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường
Hà Nội: Thúc đẩy thương mại nội địa tiếp tục đà tăng trưởng Hà Nội: Thúc đẩy thương mại nội địa tiếp tục đà tăng trưởng
Đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023 Đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2023
Minh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động