Kết nối hiệu quả sản phẩm OCOP tới các nhà phân phối tại Hà Nội
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTheo đánh giá của những DN, HTX các tỉnh, thành trên cả nước, trong nhiều năm qua hạ tầng thương mại của TP Hà Nội được phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều hệ thống phân phối lớn của các nước |
Kết nối hiệu quả
Theo ông Bùi Duy Quang, nhu cầu tiêu dùng nông sản của TP trong 1 tháng là rất lớn, thịt lợn hơi 19.260 tấn (khả năng tự cung ứng 17.566 tấn, đáp ứng 91,2% nhu cầu); thịt bò 5350 tấn (khả năng tự cung ứng 1052 tấn, đáp ứng 19% nhu cầu); thực phẩm chế biến 5.350 tấn (khả năng tự cung ứng 925 tấn, đáp ứng 17% nhu cầu); rau củ: 107.000 tấn (khả năng tự cung ứng 58,9 tấn, đáp ứng 55% nhu cầu); quả các loại: 52.000 tấn (khả năng tự cung ứng đáp ứng 35% nhu cầu).
Với vai trò là thủ đô của cả nước, TP Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa, là thị trường tiêu thụ mạnh mẽ các sản phẩm nông sản hàng hóa, trong năm 2022. Thời gian qua, TP đã có nhiều giải pháp để phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19, trong đó nhiệm vụ tăng cường liên kết vùng nhằm hỗ trợ các DN mở rộng kênh phân phối, tìm kiếm đối tác kinh doanh cũng như ổn định nguồn cung lương thực, thực phẩm, làm phong phú hàng hóa phục vụ Nhân dân trên địa bàn. HPA và Sở Công thương, NN&PTNT đã triển khai nhiều chương trình xúc tiến thương mại nhằm kết nối giao thương, trao đổi thương mại giữa TP Hà Nội và các tỉnh, thành thuộc vùng đồng bằng sông Hồng.
Cụ thể, HPA tổ chức các chương trình Festival nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội tại các huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Chương Mỹ. Hội chợ Xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội 2022 tại Trung tâm thương mại AEON Hà Đông và Long Biên; chương trình Tháng khuyến mại Hà Nội; tổ chức hội chợ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022; lễ hội trái cây TP Hà Nội tại công viên Thống Nhất trong tháng 10/2022; Hội chợ an toàn thực phẩm tại số 489 Hoàng Quốc Việt trong tháng 5/2022; 6 tuần hàng sản phẩm OCOP, trái cây, nông sản các tỉnh, TP tại Hà Nội, thực hiện tại TTTM Trương Định- Hoàng Mai tháng 5/2022; TTTM Mê Linh Plaza- Hà Đông tháng 8/2022 với sự tham gia của các DN đến từ các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh, TP khác trên cả nước...
Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nông sản
Với dân số 10 triệu người, nhu cầu tiêu dùng nông sản của Hà Nội rất lớn, đặc biệt sức tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới sẽ tăng trong khi DN Hà Nội chỉ đáp ứng được từ 30-65% nhu cầu của người dân. Điều đó cho thấy, Hà Nội là thị trường tiêu thụ lớn của cả nước nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng. Trong 10 tháng qua, các kênh phân phối Hà Nội hỗ trợ kết nối tiêu thụ 52.000 tấn trái cây, nông sản từ các tỉnh, thành đồng bằng sông Hồng. Nhiều sản phẩm OCOP của các tỉnh, thành đã được kết nối đưa vào trên 60 điểm giới thiệu bán sản phẩm OCOP của TP Hà Nội quảng bá, tiêu thụ.
Theo đánh giá của những DN, HTX các tỉnh, thành, trong nhiều năm qua hạ tầng thương mại của TP Hà Nội được phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều hệ thống phân phối lớn của các nước (Aeon, Lotte, MM Mega Market; Fujimart…) và các DN phân phối hàng đầu của cả nước (Winmart, Coopmart…) với 28 trung tâm thương mại, 132 siêu thị, 453 chợ truyền thống, trên 2.000 cửa hàng tiện ích; 1.872 cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn; 164 chuỗi kinh doanh an toàn kết nối với 12 tỉnh, TP phía Bắc; trên 60 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, 600 website thương mại điện tử, sàn thương mại điện tử... Đây là hệ thống phân phối có vai trò và sức ảnh hưởng lớn trong việc kết nối, hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa của các tỉnh, TP trong cả nước phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân Thủ đô và xuất khẩu trực tiếp sang nước ngoài.
Vừa qua, HPA đã tổ chức “Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp vùng đồng bằng sông Hồng với các DN xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại” tại Hà Nội nhằm thúc đẩy sự hợp tác toàn diện giữa các nhà cung cấp vùng đồng bằng sông Hồng trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp, nông nghiệp. Phát huy hết vai trò và thế mạnh của từng địa phương cũng như tăng cường tính liên kết vùng. Đồng thời, tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kết nối nhà sản xuất - nhà phân phối; giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu, các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu tới các cơ quan xúc tiến thương mại quốc tế, các nhà nhập khẩu, các nhà thu mua chế biến xuất khẩu Việt Nam cũng như các nhà phân phối Việt Nam và quốc tế. Đặc biệt, giúp các nhà sản xuất nhận thức, biết đến quy trình về thủ tục giấy tờ đăng ký, kiểm định chất lượng, phương thức thanh toán, cũng như khâu thu gom, bảo quản, vận chuyển...
Bà Nguyễn Thị Mai Phương - GĐ thu mua ngành hàng toàn quốc Tập đoàn Central Retail chia sẻ, qua hội nghị, Tập đoàn đã tiếp cận các sản phẩm tiêu biểu, các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu của các DN, HTX ở các tỉnh, thành trên cả nước. Qua đó Tập đoàn đã lựa chọn được các sản phẩm đạt chất lượng để ký kết hợp tác, liên kết cung ứng hàng hóa.
Bên lề hội nghị, ban tổ chức bố trí chương trình giao thương kết nối DN giữa 200 nhà cung ứng của hơn 40 tỉnh, TP trên cả nước với các nhà phân phối, bán lẻ trên địa bàn TP Hà Nội như: Winmart, Lotte Mart, Aeon, Central Retail, MM Mega Maket, BRG, hệ thống siêu thị Tứ Sơn An Giang, BigGeen, các sàn giao dịch thương mại điện tử. Các đơn vị đã gặp trực tiếp bộ phận mua hàng của các nhà phân phối, giới thiệu, chào hàng và được nghe các tiêu chí, điều kiện để đưa hàng vào hệ thống phân phối trên địa bàn TP, qua đó, các nhà phân phối đã lựa chọn được các sản phẩm đạt yêu cầu, các thỏa thuận hợp tác, liên kết, biên bản ghi nhớ đã được ký kết.
Hà Nội phấn đấu mỗi huyện, thị xã sẽ có ít nhất 1 trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu sản phẩm OCOP và làng nghề | |
Hà Nội đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP lần 1 cho 47 sản phẩm dự thi năm 2022 |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại