Thứ sáu 22/11/2024 14:50

Hà Nội: Hoàn thành trên 50% khối lượng Đề án 06 của Chính phủ

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, Đề án 06 là một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm được TP Hà Nội xác định thực hiện thường xuyên, liên tục trong năm 2023. Tính đến ngày 10/7, cơ quan thực hiện các nhiệm vụ về Đề án 06 TP đã hoàn thành trên 50% khối lượng. Trong đó, đã giải quyết hoàn thành 28/42 nhiệm vụ; đang giải quyết 14 nhiệm vụ...
Đoàn Thanh niên phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình hỗ trợ người dân kích hoạt Vneid và đăng ký tài khoản trên dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: Tuyết Nhi
Đoàn Thanh niên phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình hỗ trợ người dân kích hoạt VNeID và đăng ký tài khoản trên dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: Tuyết Nhi

Hoàn thành triển khai 25/25 dịch vụ công thiết yếu theo đúng lộ trình

Theo UBND TP Hà Nội, theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, TP Hà Nội xác định năm 2023 là năm hành động, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới, trọng tâm là các trụ cột về cải cách hành chính, chuyển đổi số và số hóa, xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan hành chính Nhà nước. Khai thác, sử dụng dữ liệu để phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp, mang lại lợi ích thiết thực nhất cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thời gian qua, TP Hà Nội đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ TP đến các xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố.

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) là một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm được TP Hà Nội xác định thực hiện thường xuyên, liên tục trong năm 2023.

Tính đến ngày 10/7, cơ quan các nhiệm vụ về Đề án 06 TP Hà Nội đã hoàn thành trên 50% khối lượng. Trong đó, đã giải quyết hoàn thành 28/42 nhiệm vụ; đang giải quyết 14 nhiệm vụ...

Theo đó, TP Hà Nội đã thực hiện phương án ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) (Quyết định số 4610/QĐ-UBND), phê duyệt 617 phương án ủy quyền giải quyết TTHC với mục tiêu “cấp nào sát dân, gần dân thì giao cấp đó thực hiện. Tránh nhiều tầng nấc trung gian, giảm thiểu nhũng nhiêu, tiêu cực trong việc giải quyết TTHC của người dân. Đến 6/7/2023, Hà Nội đã thực hiện ủy quyền 543/617 TTHC (đạt 88%) và tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các phương án ủy quyền theo đúng quy định.

Tính đến ngày 6/6, hệ thống thông tin giải quyết TTHC đã tiếp nhận trên 135.800 hồ sơ, trong đó trên 126.200 hồ sơ đã hoàn thành xử lý, trả kết quả. Cả 2 dịch vụ công liên thông đã tiếp nhận và giải quyết tổng số 34.253 hồ sơ (trong đó có 31.916 hồ sơ đăng ký khai sinh, 2.337 hồ sơ đăng ký khai tử). Gần 100% trường hợp công dân thực hiện đăng ký khai sinh - khai tử đều được tuyên truyền, vận động thực hiện liên thông. Từ tháng 5/2023, TP Hà Nội triển khai thí điểm việc cấp bản sao điện tử giấy khai sinh, trích lục khai tử thực hiện liên thông TTHC theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp.

Bên cạnh đó, TP đã hoàn thành triển khai 25/25 dịch vụ công thiết yếu theo đúng lộ trình của Đề án 06 (đạt 100%). Có 9/25 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) được tiếp nhận và giải quyết hoàn toàn trực tuyến (không có hồ sơ tiếp nhận trực tiếp).

Nhiều vấn đề khó khăn đã được Hà Nội giải quyết

Theo Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc - Thứ trưởng Bộ Công an, đến nay, với quyết tâm chính trị lớn, vào cuộc đồng bộ, TP Hà Nội đã có những kết quả tích cực, 44/65 những vấn đề khó khăn đã được Hà Nội giải quyết trong thời gian rất ngắn.

Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc cho rằng, các vấn đề liên quan đến pháp lý, hạ tầng, dữ liệu, con người, công nghệ… là những vấn đề có độ mở lớn, Hà Nội cần chủ động, không phải thuần túy theo khuôn mẫu. Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc cũng nhấn mạnh việc cung cấp thông tin phải chính xác, đảm bảo đúng thời hạn để người dân được thực hiện.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, lãnh đạo, người đứng đầu các đơn vị, địa phương trên địa bàn TP đã nhận thức đúng đắn về cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06. Các sở, ngành, UBND các cấp đã hiểu rõ về tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu quốc gia. Việc xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã được quan tâm, đẩy mạnh triển khai xây dựng, kết nối, chia sẻ. Dịch vụ công trực tuyến được TP tập trung đẩy mạnh, trong đó đã xác định được hơn 1.200 thủ tục hành chính đủ điều kiện tái cấu trúc, xây dựng dịch vụ công trực tuyến toàn trình/một phần; công tác bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thực hiện theo quy định.

UBND TP cũng đã tập trung chỉ đạo để trong thời gian ngắn, các hệ thống lớn, dùng chung toàn TP đã hoàn thành: Hệ thống thông tin báo cáo. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.

Hà Nội cũng đang phối hợp với các doanh nghiệp tập trung triển khai chữ ký số miễn phí cho người dân tại bộ phận một cửa của các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã. Đến nay, trên toàn TP đã cấp khoảng 10 nghìn chữ ký số miễn phí cho công dân Hà Nội để thực hiện dịch vụ công trực tuyến của TP.

Trong công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, các doanh nghiệp lớn về công nghệ đã luôn đồng hành cùng thành phố để xây dựng Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Hà Nội, đây được coi là cửa ngõ kết nối hoạt động giữa chính quyền và người dân TP. Hệ thống được cấu hình cho toàn bộ thủ tục hành chính côngTP, quy trình và phân quyền người dùng cho 20 sở, ban, ngành, 30 quận huyện và 579 phường, xã, thị trấn, đồng thời được kết nối liên thông chặt chẽ với các hệ thống quốc gia.

Kết quả ghi nhận sau hơn 3 tháng vận hành, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Hà Nội đã giải quyết hơn 280.000 hồ sơ, thực hiện 10.000 hồ sơ/ngày…Toàn bộ quy trình được được tối ưu về thời gian triển khai cho cán bộ và công chức, tạo điều kiện tối đa nâng cao chất lượng dịch vụ công tới người dân.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, đối với việc thực hiện Đề án 06, đến nay, 100% UBND cấp huyện, cấp xã và thôn, tổ dân phố trên địa bàn TP đã thành lập Ban Chỉ đạo 06 và Tổ công tác 06, toàn thành phố có 5.857 Ban Chỉ đạo, Tổ công tác thực hiện Đề án 06 để chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ cụ thể tại cấp cơ sở, trong đó lực lượng Công an với vai trò nòng cốt, thường trực tham mưu triển khai Đề án 06 trên địa bàn TP.

Ngày 17/7, UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về cải cách hành chính, chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn TP Hà Nội.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, đến nay, TP Hà Nội đã hoàn thành triển khai 25/25 dịch vụ công thiết yếu theo đúng lộ trình của Đề án 06. Ngoài ra, Hà Nội hiện có trên 4,7 triệu người có thẻ Bảo hiểm y tế được đồng bộ, xác thực dữ liệu với căn cước công dân, có thể sử dụng căn cước công dân để đi khám chữa bệnh. 100% cơ sở khám chữa bệnh đã triển khai sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp thay thế thẻ Bảo hiểm y tế; trên 1,1 triệu lượt công dân sử dụng căn cước công dân để tra cứu khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh. Tính đến ngày 28/6, toàn TP đã kích hoạt 4.220.601/6.220.864 tài khoản định danh điện tử, đạt tỷ lệ 67,8%.

Hà Nội: Dần hình thành hệ sinh thái cơ sở theo Đề án 06
Hà Đông: Một trong những đơn vị đi đầu trong việc triển khai thực hiện Đề án 06
Đề án 06 đang đi đúng hướng, đúng trọng tâm, trọng điểm
Tuyết Nhi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động