Thứ sáu 29/03/2024 02:42

Hà Nội: Hạn chế tối đa các sản phẩm OCOP tươi sống

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, trong giai đoạn đầu thực hiện Chương trình OCOP, TP Hà Nội chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia. Tuy nhiên để tăng sức cạnh tranh, tạo dựng được thương hiệu mạnh cho sản phẩm OCOP, từ năm 2023, TP sẽ tập trung phát triển các sản phẩm làng nghề, sản phẩm chế biến sâu, đặc sản bản địa; hạn chế tối đa các sản phẩm tươi sống…
Sau 4 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu, không chỉ về số lượng mà còn chất lượng sản phẩm. Đến nay, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được tổng số 2.167 sản phẩm OCOP.
Sau 4 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu, không chỉ về số lượng mà còn chất lượng sản phẩm. Đến nay, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được tổng số 2.167 sản phẩm OCOP.

OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, hỗ trợ phát triển các sản phẩm là đặc trưng, thế mạnh, đặc sản của các địa phương đáp ứng nhu cầu thị trường và phát triển bền vững.

Những năm qua, TP Hà Nội đã đẩy mạnh phát triển chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP nhằm tạo dựng hình ảnh và quảng bá sản phẩm của Thủ đô Hà Nội đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế. TP Hà Nội cũng là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP. Đặc biệt, những sản phẩm OCOP của Hà Nội đều mang những nét đặc trưng riêng song ở mỗi sản phẩm đều toát lên giá trị văn hóa của dân tộc.

Các sản phẩm OCOP của Thủ đô Hà Nội đã nhanh chóng khẳng định vị thế, được thị trường đón nhận rất tích cực, giúp người nông dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Trong 6 nhóm sản phẩm của Chương trình OCOP (thực phẩm, đồ uống, thảo dược, lưu niệm - nội thất - trang trí, vải và may mặc, dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch), Hà Nội có nhiều nông sản, thực phẩm có giá trị cao về kinh tế, văn hóa… Thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến công, đặc biệt là Chương trình OCOP, nhiều sản phẩm của Hà Nội ngày càng nâng tầm giá trị.

Kể từ khi Chương trình OCOP được Chính phủ phát động đến nay, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được tổng số 2.167 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 4 sản phẩm 5 sao, 2 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã được Trung ương đánh giá, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao đang trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, phân hạng; Còn lại 1.369 sản phẩm 4 sao và 780 sản phẩm OCOP 3 sao.

Đáng chú ý, lần đầu tiên sau nhiều năm, Hà Nội phát triển được hai sản phẩm OCOP 4 sao thuộc nhóm lĩnh vực dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch. Cụ thể là điểm du lịch Green Park (huyện Gia Lâm) và điểm dịch vụ du lịch Hồng Vân (huyện Thường Tín). Đây là bước chuyển mới trong nỗ lực phát triển đa dạng sản phẩm OCOP của Hà Nội.

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, chương trình OCOP đã tạo làn gió mới cho khu vực kinh tế nông thôn, góp phần nâng cao trách nhiệm, năng lực của các chủ thể trong tổ chức sản xuất, quảng bá, phát triển thị trường, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm...

Tham gia vào chương trình OCOP, các chủ thể được thành phố hỗ trợ thiết kế, in tem nhãn bao bì mới hiện đại, có tính thẩm mỹ và hướng dẫn sắp xếp, hoàn thiện hồ sơ chứng minh chất lượng sản phẩm...

Trong giai đoạn đầu thực hiện Chương trình OCOP, thành phố chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia. Tuy nhiên để tăng sức cạnh tranh, tạo dựng được thương hiệu mạnh cho sản phẩm OCOP, từ năm 2023, thành phố sẽ tập trung phát triển các sản phẩm làng nghề, sản phẩm chế biến sâu, đặc sản bản địa; Hạn chế tối đa các sản phẩm tươi sống.

“Để tiếp tục nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần mở rộng thị trường và nâng cao lợi nhuận cho các chủ thể tham gia Chương trình OCOP, TP Hà Nội và các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tạo điều kiện tối đa cho các chủ thể tham gia xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ, tuần hàng. Đồng thời hỗ trợ giới thiệu, liên kết với hoạt động du lịch trong và ngoài TP”, ông Nguyễn Văn Chí nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Văn Chí, đồng hành với các chủ thể trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, TP Hà Nội đã phát triển 60 điểm giới thiệu và bán sản phẩm trên địa bàn 26 quận, huyện, thị xã để đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng và du khách khi đến Thủ đô. Đặc biệt, TP Hà Nội sẽ tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm OCOP, minh bạch thông tin trước người tiêu dùng; Phấn đấu đưa OCOP trở thành một thương hiệu mạnh, khẳng định được uy tín trên thị trường và đáp ứng nhu cầu nông sản, thực phẩm an toàn của người dân Thủ đô.

Gần 100 HTX thành viên tham gia Tuần lễ quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP năm 2023
Hà Nội: Chủ động cải thiện mẫu mã, xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP
Hà Nội: Hoạt động kết nối rất quan trọng đối với các sản phẩm OCOP
Đào Tuyết
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động