Hà Nội gia tăng số ca nhiễm, tăng bệnh nhân Covid-19 phải thở ôxy
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênTiêm vắc-xin Covid-19 vẫn là biện pháp phòng lây nhiễm, chuyển nặng một cách hữu hiệu (ảnh TTYT HBT) |
Thống kê của Bộ Y tế cho biết, tính đến 17h ngày 15/8, Việt Nam ghi nhận 827 ca bệnh Covid-19 mới trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca bệnh từ đầu vụ dịch lên 4.591.501 ca bệnh Covid-19.
Hiện còn 6.501 ca đang theo dõi và điều trị, trong đó có 5.484 ca đang theo dõi, điều trị tại nhà là 1.017 ca; điều trị tại 314 bệnh viện trường hợp. Trong số đó có 124 ca nặng phải thở ôxy, bao gồm 9 ca thở máy.
So sánh với tuần trước đó, số ca tử vong tăng 49.600,0%; số ca khỏi bệnh ít hơn 7,4%. Số ca đang điều trị tại BV tăng 9,9%; Số ca nặng, nguy kịch tăng 26,6%; Mask, gọng kính tăng 21,2%; Thở máy xâm lấn tăng 49,2%.
So sánh tháng này với tháng trước, số ca mắc mới tăng 59,4%; Số ca tử vong tăng 5.466,7%; Số ca khỏi bệnh ít hơn 41,8%; Số ca đang điều trị tại bệnh viện tăng 63,9%; Số ca nặng, nguy kịch tăng 148,7%' Mask, gọng kính tăng 169,8%; Thở máy xâm lấn tăng 88,7%.
So với các địa phương trong cả nước, Hà Nội đều có sự gia tăng các tiêu chí về số ca nhiễm mới cao, tăng nhiều nhất, bệnh nhân nặng cũng tăng... Cụ thể, Bộ Y tế thống kê:
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (149), Hải Phòng (103), Đắk Nông (40), Bình Thuận (14), Thái Nguyên (13), Phú Thọ (11), Yên Bái (11).
Các địa phương có số ca mắc mới cao: Hà Nội (258), Quảng Ngãi (117), Hải Phòng (114), Quảng Ninh (75), Đắk Nông (40), Yên Bái (35), Nam Định (27), Bà Rịa - VT (19), Phú Thọ (17), Thái Nguyên (17).
Các địa phương có số ca đang điều trị cao: Hà Nội (3.573), Hải Phòng (606), Bà Rịa - VT (342), Yên Bái (222), Nam Định (190), Quảng Ninh (186), Phú Thọ (175), Tây Ninh (127), Ninh Bình (113), Tuyên Quang (100).
Các địa phương đang có số ca nặng cao: Quảng Ninh (24), Bà Rịa - Vũng Tàu (21), Tiền Giang (18), Ninh Bình (9), Hà Nội (9), Nam Định (8), Thanh Hóa (6), Bình Thuận (5), Tây Ninh (5), Cần Thơ (5).
10 tỉnh có số ca bệnh mới cao nhất trong 24 giờ qua: Hà Nội (258), Quảng Ngãi (117), Hải Phòng (114), Quảng Ninh (75), Đắk Nông (40), Yên Bái (35), Nam Định (27), Bà Rịa - VT (19), Phú Thọ (17), Thái Nguyên (17), các tỉnh còn lại (108).
Theo thống kê trên của Tiểu ban Điều trị-Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch Covid-19, trong ngày 15/8 Hà Nội ghi nhận thêm 258 ca nhiễm mới Covid-19 (tăng 21,8% so với 7 ngày trước đó), đưa tổng số ca đang theo dõi, điều trị lên 3.573 trường hợp, tăng 5,2%. Trong đó có 158 trường hợp đang điều trị tại bệnh viện, 9 ca phải thở ô xy (tăng 26,0%); 9 trường hợp phải thở ô xy gọng kính (tăng 37,0%).
Bộ Y tế khuyến cáo, tiêm vắc-xin phòng Covid-19 vẫn là biện pháp phòng bệnh, hạn chế tăng nặng và tử vong một cách hiệu quả. Trong ngày 15/8 tổng số mũi tiêm là 251.680.004 mũi.
Số mũi tiêm thực hiện trong ngày: 314.208 tại 44 tỉnh , trong đó 275.714 mũi cho người từ 12 tuổi trở lên và mũi cho 38.494 trẻ 5-11 tuổi.
Nhóm từ 18 tuổi trở lên:
Tiêm nhắc lần 1 (mũi 3): Tổng số có 49.019.480 mũi tiêm (74,6%), trong ngày có 39 tỉnh triển khai với 28.459 người được tiêm.
Tiêm nhắc lần 2 (mũi 4): Tổng số có 11.963.869 mũi tiêm (63,2%) tăng 0,7%, trong ngày có 41 tỉnh triển khai với 121.601 người được tiêm.
Nhóm từ 12-17 tuổi: Tiêm nhắc: 3.830.089 trẻ (44,2%) tăng 0,2%.
Nhóm từ 5-11 tuổi: Tổng số mũi tiêm: 13.656.896.
Mũi 1: 8.581.990 trẻ (76,7%); tăng 0,3%.
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các đơn vị bố trí điểm tiêm phù hợp, đảm bảo an toàn (ảnh TTYT HBT) |
Tăng cường tiêm vắc-xin phòng Covid-19 Thực hiện Công điện số 03/CĐ-UBND ngày 9/8/2022 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác tiêm vắc-xin phòng Covid-19 và Công văn số 4018/BYT-DP ngày 28/7/2022 của Bộ Y tế về việc tăng cường triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội; Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã; các bệnh viện trong và ngoài công lập tăng cường tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Sở Y tế Hà Nội yêu cầu CDC Hà Nội đẩy mạnh truyền thông về lợi ích của tiêm chủng, hiệu quả và sự cần thiết của tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 bằng những thông tin khoa học, thuyết phục, tập trung vào tiêm chủng liều cơ bản cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, các liều nhắc lại cho người từ 12 tuổi trở lên theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt cho các đối tượng nguy cơ cao, bệnh lý nền (bao gồm cả trẻ em) và các đối tượng khác. Đồng thời, yêu cầu CDC Hà Nội tham mưu tổ chức phát động chiến dịch “Tăng tốc độ tiêm chủng cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi”; theo dõi tiến độ, tăng cường giám sát, đôn đốc, hỗ trợ các quận, huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, đảm bảo hoàn thành trong tháng 8/2022; hoàn thành sớm nhất việc tiêm mũi 3, mũi 4 cho người dân từ 18 tuổi trở lên và đẩy nhanh tiêm mũi 3 cho người từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đối với Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã, Sở Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện tiêm vắc-xin phòng Covid-19, trong đó chú trọng an toàn tiêm chủng, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng theo chỉ đạo của Bộ Y tế, thành phố. Bố trí địa điểm tiêm lưu động và cố định để đáp ứng tiến độ tiêm chủng. Các bệnh viện trong và ngoài công lập bố trí đội cấp cứu, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, cơ số thuốc cấp cứu, dự phòng giường cấp cứu để hỗ trợ các điểm tiêm chủng, xử trí kịp thời và chuyển tuyến điều trị (khi cần thiết) các trường hợp phản ứng sau tiêm. Đồng thời, phối hợp với các Trung tâm Y tế trên địa bàn tổ chức điểm tiêm cho các đối tượng thận trọng tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại