Thứ sáu 22/11/2024 13:51

Hà Nội: Giá bán nhà ở mức cao khi nguồn cung vẫn hạn chế

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nền kinh tế Việt Nam phục hồi linh hoạt và vững chắc trong suốt giai đoạn từ đầu năm đến nay. Điều này sẽ tác động đến tình hình hoạt động của thị trường bất động sản (BĐS) và tiềm năng trong thời gian tới. Tuy nhiên, trước những biến động và sự chuyển dịch, liệu thị trường Việt Nam, đơn cử là thị trường Hà Nội, có giữ vững được sự “kiên cường” vốn có?
Giá bán hiện ở mức khá cao trong khi nguồn cung lại hạn chế dẫn tới tỷ lệ hấp thụ ở mức thấp
Giá bán hiện ở mức khá cao trong khi nguồn cung lại hạn chế dẫn tới tỷ lệ hấp thụ ở mức thấp

Nguồn cầu phản ánh niềm tin của người tiêu dùng

Tình hình thị trường BĐS tại Hà Nội nhìn chung đều có những dấu hiệu phục hồi trong các hoạt động cho thuê thương mại, căn hộ dịch vụ, mua bán nhà ở, công suất cho thuê phòng khách sạn. Trong bối cảnh có nhiều vấn đề chính sách cùng ảnh hưởng từ tình hình quốc tế, thị trường BĐS Hà Nội đang đứng trước những thách thức.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, kinh tế Hà Nội tăng trưởng 7,8%, tăng 29% theo năm và cao hơn mức tăng 7,2% của 6 tháng đầu năm 2019. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 336 nghìn tỷ đồng, tăng 16,5% theo năm.

Tình hình hoạt động được đánh giá là kém, khi công suất thuê giảm -3 điểm % theo quý và giảm -4 điểm % theo năm, đạt 89%. Tuy nhiên, khu vực phía Tây có diện tích cho thuê thêm tăng cao nhất, đạt 30.600 m2. Khối đế bán lẻ có diện tích cho thuê thêm tăng cao nhất, đạt 12.200 m2, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất.

Nguồn cung có sự thay đổi khi khối đế bán lẻ có mức tăng trưởng cao nhất là 6%/năm. Tổng nguồn cung đạt 1,7 triệu m², tăng 3% theo quý và 7% theo năm, mặc dù không có trung tâm bách hóa mới gia nhập thị trường kể từ năm 2020.

Thị trường bán lẻ vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm 2022, với khối đế bán lẻ sẽ chiếm 69% tổng nguồn cung tương lai và trung tâm mua sắm sẽ chiếm 31%.

Trước tình hình BĐS bán lẻ không có nhiều đột phá, bà Hoàng Nguyệt Minh - GĐ bộ phận Cho thuê thương mại Savills Hà Nội chia sẻ: “Nguồn cầu phản ánh niềm tin của người tiêu dùng về thu nhập khả dụng. Nguồn cầu thuê mặt bằng bán lẻ đang tập trung chủ yếu vào siêu thị, cửa hàng tiện lợi, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các cửa hàng ăn uống. Trong khi đó, thời trang, mỹ phẩm có dấu hiệu chậm lại về nhu cầu mở rộng”.

Về thị trường văn phòng, công suất thuê văn phòng được cải thiện rõ rệt trong nửa đầu năm 2022, tăng 2 điểm % theo quý, đạt 88%. Thị trường khách sạn tại Hà Nội có hoạt động khởi sắc khi công suất thuê phòng trung bình tăng 20 điểm % theo quý, và 16 điểm % theo năm, đạt 43%.

Nửa cuối 2022 hứa hẹn kết quả khả quan hơn vì những ảnh hưởng của đại dịch đã bắt đầu giảm nhẹ và niềm tin của khách du lịch đang dần trở lại.

Đâu là triển vọng cho Hà Nội?

Chia sẻ về triển vọng của thị trường khách sạn, ông Matthew Powell - GĐ Savills Hà Nội, cho biết: “Thị trường du lịch đang phục hồi. Nhiều dự án trong TP có công suất thuê cao với sự trở lại của khách công tác và khách trong nước. Các thị trường nguồn mới đối với khách tham quan du lịch và khách công tác như Ấn Độ đang bắt đầu hiện diện. Các dự án nghỉ dưỡng ven biển đạt công suất cao, tập trung vào phân khúc hạng sang. Trong khi các dự án lớn định vị không tốt đang gặp khó khăn. Thị trường sẽ có sự phân chia rõ rệt, với sự tập trung vào sản phẩm chất lượng hơn số lượng”.

Công suất căn hộ dịch vụ tại Hà Nội trung bình cải thiện ở tất cả các hạng, đáng chú ý là hạng C ghi nhận tăng trưởng cao nhất ở mức 16% theo quý. Trong tương lai, khu vực nội thành cung cấp 82% tổng nguồn cung. Các dự án cơ sở hạ tầng tăng kết nối giữa các tỉnh và TP, góp phần khiến nguồn cầu tăng cao.

Nguồn cầu nhà ở trở nên mạnh mẽ khi dân số Hà Nội dự kiến sẽ đạt 9,8 triệu người vào năm 2030; tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2026 - 2030 dự kiến đạt 8,5%.

Tình hình thị trường căn hộ để bán ghi nhận số lượng giao dịch giảm, giá bán tăng, trong đó căn hộ hạng B chiếm 71% số căn bán được. Giá căn hộ có sự chênh lệch rõ rệt giữa sản phẩm sơ cấp và thứ cấp. Thị trường căn hộ sẽ tiếp tục sôi động khi sẽ có 14 dự án mới và giai đoạn tiếp theo của 2 dự án sẽ cung cấp khoảng 11.726 căn vào nửa cuối năm 2022.

Về thị trường biệt thự và nhà liền kề, tình hình hoạt động khá chậm khi chỉ 302 giao dịch được ghi nhận tính đến quý 2/2022. Người mua đang có xu hướng dịch chuyển sang các dự án tại tỉnh vệ tinh như Hưng Yên, vì nguồn cầu chưa được đáp ứng tại Hà Nội. Cho đến hết năm 2022, thị trường sẽ chào đón hơn 2.131 căn đến từ 13 dự án, nhưng các dự án này lại phải đối mặt với việc người mua đang giảm sự quan tâm đối với thị trường nhà đất tại Hà Nội.

Hàng triệu người dân có thêm nhiều lựa chọn chốn an cư chất lượng
Khan hiếm căn hộ bình dân, giao dịch nhà ở riêng lẻ, đất nền chững lại
Nghị quyết 18: Bỏ khung giá đất, xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường giảm thiểu tiêu cực
Ngô Sơn
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động