Hà Nội: Đánh giá, phân hạng OCOP cho 45 sản phẩm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênMột số sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP |
Theo ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội biểu dương sự nỗ lực trong công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai Chương trình OCOP của 4 quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Ứng Hoà, Hoài Đức, Đan Phượng. Đồng thời, đề nghị các đồng chí trong hội đồng đánh giá, phân hạng OCOP TP đưa ra những đánh giá công tâm, khách quan, công khai, minh bạch đối với tất cả sản phẩm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg và Quyết định số 781/QĐ-TTg về việc đánh giá và phân hạng các sản phẩm OCOP.
Theo đó, quận Bắc Từ Liêm có 10 sản phẩm, huyện Hoài Đức có 10 sản phẩm, huyện Đan Phượng có 23 sản phẩm và huyện Ứng Hòa có 2 sản phẩm. Các sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP chủ yếu thuộc các nhóm ngành: thực phẩm, đồ uống, thủ công mỹ nghệ và sinh vật cảnh. Tiêu biểu như: các sản phẩm điêu khắc đá quý của hộ kinh doanh Nguyễn Văn Thành (xã Thọ An, huyện Đan Phượng); hoa đồng tiền của HTX Hoa Đồng Tháp (xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng); các sản phẩm bánh mứt truyền thống thuộc phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm; sản phẩm bún, miến, mộc nhĩ thuộc xã Di Trạch, huyện Hoài Đức…
Ông Nguyễn Văn Chí cho biết, đến thời điểm hiện nay, Hà Nội tổ chức triển khai chấm điểm, đánh giá và phân hạng các sản phẩm OCOP theo các cấp: cấp quận, huyện đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP 3 sao; Đối với các sản phẩm OCOP đủ tiêu chuẩn 4 sao sẽ trình hồ sơ lên cấp TP và 5 sao trình lên cấp Trung ương đánh giá.
Tại Hội nghị, Hội đồng đánh giá đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm, bao bì nhãn mác đối với các nhóm ngành khác nhau; yếu tố văn hóa, thẩm mỹ, tiềm năng gắn kết du lịch của các sản phẩm được Ban giám khảo quan tâm, chú trọng. Trước đó, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới TP Hà Nội và UBND huyện Gia Lâm tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) TP Hà Nội.
Qua ba năm triển khai thực hiện, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) huyện Gia Lâm đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, tổng số sản phẩm OCOP được công nhận là 89 sản phẩm của 18 chủ thể, trong đó, có 5 sản phẩm đạt 5 sao, 68 sản phẩm đạt 4 sao, 16 sản phẩm đạt 3 sao. Trên địa bàn huyện đã hình thành 2 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại xã Dương Xá và xã Bát Tràng.
Tại hội nghị, huyện Gia Lâm có 30 sản phẩm tham gia đến từ các chủ thể. Các sản phẩm rất đa dạng và phong phú, đặc sắc, có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt. Thông qua hội nghị này, huyện Gia Lâm mong muốn lựa chọn được các sản phẩm mang đặc trưng, lợi thế của huyện, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
Phát biểu tại hội nghị đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP huyện Gia Lâm, ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới TP Hà Nội cho biết, cuối tháng 10/2022, đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành sản phẩm OCOP của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới TP Hà Nội đã kiểm tra, đánh giá, ghi nhận sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn, giúp đỡ các cơ sở sản xuất tham gia Chương trình OCOP.
Thời gian tới, huyện Gia Lâm cần tiếp tục tuyên truyền để các chủ thể phát huy thế mạnh sản phẩm đã được chứng nhận, hoàn thiện sản phẩm để tiếp tục đăng ký nâng cao chất lượng; Hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm đã đạt sao OCOP để tạo đầu ra ổn định và tiếp tục phấn đấu xây dựng thêm nhiều sản phẩm OCOP đạt 4 sao trở lên.
37 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn tiêu chí OCOP | |
Hà Nội phấn đấu 100% các chợ truyền thống không sử dụng túi nilon khó phân hủy | |
Kết nối hiệu quả sản phẩm OCOP tới các nhà phân phối tại Hà Nội |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại