Thứ sáu 22/11/2024 06:59

Hà Nội: Cần rà soát, đề xuất các quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho rằng, để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi công nghệ cao, Hà Nội cần rà soát, đề xuất các quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...
Hiện nay giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao đã chiếm hơn 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn TP Hà Nội.Thời gian tới, TP Hà Nội sẽ tiếp tục khuyến khích, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có ngành chăn nuôi.
Thời gian tới, TP Hà Nội sẽ tiếp tục khuyến khích, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có ngành chăn nuôi.

Theo số liệu từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, hiện trên địa bàn TP có 76 xã chăn nuôi trọng điểm, với 6.515 trang trại chăn nuôi quy mô lớn, vừa, nhỏ; 190.608 hộ chăn nuôi.

Những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, khó lường luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tốc độ đô thị hóa nhanh…; song ngành nông nghiệp TP vẫn đạt ở mức tăng trưởng khá.

Tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 đạt 2,53% đảm bảo mục tiêu đề ra; tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2020 ước đạt 38.093 tỷ đồng.

Đặc biệt, Hà Nội hiện đã có 160 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 39 mô hình thuộc lĩnh vực chăn nuôi. Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có mặt ở hầu hết các quận, huyện có sản xuât nông nghiệp.

Bên cạnh đó, hợp tác xã cũng đã phát huy được vai trò chủ đạo trong thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất tại cơ sở, số Hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất là 122 Hợp tác xã, trong đó có 3 hợp tác xã chăn nuôi, chiếm 2,5% số hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Hà Nội… Hiện, giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chiếm hơn 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn TP.

Trong lĩnh vực chăn nuôi công nghệ cao được lựa chọn ứng dụng chủ yếu là các công nghệ, thiết bị thông minh trong việc quản lý, điều khiển môi trường chăn nuôi, giúp giảm nhân công lao động, tăng chất lượng và sản lượng sản phẩm như. Toàn TP có 557 trang trại sử dụng công nghệ chuồng kín; 26 trang trại sử dụng công nghệ dây chuyền cho ăn uống tự động; 200 trang trại sử dụng công nghệ bán tự động; 35 trang trại sử dụng công nghệ nuôi trên sàn nhựa…

Đặc biệt, điểm nổi bật nhất trong ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi của Hà Nội thời gian qua là sản xuất con giống. Nhờ đó, đã có 100% số lợn giống tại các trang trại là lai ngoại; 100% trang trại gia cầm nuôi giống lai có năng suất cao. Các trang trại bò sữa, bò thịt sử dụng 100% giống được lai tạo với các giống lai cao sản, như: Lai Sind, Brahman, Droughtmaster, BBB, Angus... tỷ lệ thụ tinh nhân tạo bò sữa đã đạt 100 %, bò thịt đạt trên 80 %; một số trại đã áp dụng sử dụng tinh phân ly giới tính giống HF thuần chủng, cấy truyền phôi, có 02 cơ sở sản xuất tinh đông lạnh trâu, bò…

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, Hà Nội là trung tâm chăn nuôi bởi chăn nuôi gia súc, gia cầm luôn đứng trong tốp đầu cả nước. Hiện ngành chăn nuôi có những đóng góp to lớn vào tăng trưởng kinh tế trong ngành nông nghiệp những năm qua, đặc biệt là khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và bất ổn chính trị trên thế giới. Ngành chăn nuôi những năm qua đã có những đóng góp tích cực trong vấn đề đảm bảo lương thực thực phẩm cho người dân Thủ đô.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, việc ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi hiện chưa đồng bộ, toàn phần mà chủ yếu ứng dụng một hoặc vài khâu trong sản xuất, sở chế, chế biến. Do đó, việc chứng nhận mô hình công nghệ cao còn gặp nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng, để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi công nghệ cao, Hà Nội cần rà soát, đề xuất các quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tích hợp vào các quy hoạch phân khu, quy hoạch chung của TP. Xác định vùng sản xuất chuyên canh có lợi thế; đảm bảo quỹ đất ổn định để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp.

Có kế hoạch hỗ trợ hoàn thiện hạ tầng vùng sản xuất. Tổ chức tập trung ruộng, tích tụ ruộng đất, phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã để tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị.

Đồng thời rà soát, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các cơ chế, chính sách hiện có về hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm công nghệ cao. Thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để đề nghị Trung ương và HĐND TP sửa đổi, bổ sung những nội dung còn thiếu và hoàn thiện những nội dung không còn phù hợp.

Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ hỗ trợ cơ khí hóa nông nghiệp như: Ngành chế tạo máy nông nghiệp, ngành hóa chất nông nghiệp, ngành sinh học, ngành sản xuất thiết bị chuồng nuôi, thiết bị chế biến, thiết bị giết mổ, máy chế biến thức ăn, chế biến gia súc, gia cầm.

Chăn nuôi an toàn là xu hướng hiện đại
Hà Nội: Đẩy mạnh cơ cấu lại lĩnh vực chăn nuôi
Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi cần đồng bộ, hiệu quả
Xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung là hết sức cần thiết
Hà Nội: Sẽ siết chặt quản lý việc kinh doanh thuốc thú y, buôn bán sản xuất thức ăn chăn nuôi
Khánh Phong
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động