Góp ý về quản lý, khai thác tài sản công trong lĩnh vực văn hóa, thể thao
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênHội nghị nghe ý kiến của các chuyên gia Bộ, Sở ngành về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sáng 26/1. Ảnh: Công Phương |
Nhà đầu tư mong muốn
Sáng 26/1, tại Bảo tàng Hà Nội, đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội thảo về "Phát triển công nghiệp văn hóa; bảo vệ, phát huy, khai thác di sản văn hóa; Cơ chế quản lý, khai thác tài sản công trong lĩnh vực VHTT, giáo dục, y tế" phục vụ giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Tại hội nghị, đại diện Sở Văn hóa và Thể Thao Hà Nội thông tin về hiện trạng quản lý, sử dụng, khai thác quản lý tài sản công trong lĩnh vực VHTT. Cụ thể, hệ thống thiết chế VHTT; điểm sinh hoạt văn hoá, thể thao do các Sở, ban, ngành, đoàn thể TP quản lý tính đến 01/4/2023 hiện có: Tổng số: 383 công trình, điểm sinh hoạt văn hoá thể thao. Trong đó: UBND TP quản lý trực tiếp 01 thiết chế; Các Sở, ban, ngành, đoàn thể TP quản lý 350 thiết chế, điểm sinh hoạt văn hoá thể thao; Sở Văn hoá và Thể thao quản lý 27 thiết chế, công trình văn hoá, thể thao; Công ty TNHH một thành viên điện ảnh Hà Nội quản lý 05 thiết chế, công trình.
Toàn TP có: 84 thiết chế VHTT/30 quận, huyện, thị xã. Cụ thể: 29 nhà văn hóa cấp huyện, 26 trung tâm TDTT cấp huyện, 04/30 tổ hợp Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao; 10 thiết chế khác; 125/579 xã, phường, thị trấn có công trình Trung tâm văn hoá, thể thao cấp xã; 4.656/5.476 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa/điểm sinh hoạt cộng đồng.
Hiện tại, công tác đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế VHTT cơ sở được Thành ủy - HĐND - UBND TP quan tâm chỉ đạo. Hoạt động của các đơn vị VHTT TP từng bước nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp và đã hướng mạnh về cơ sở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hệ thống các thiết chế văn hóa thể thao trên địa bàn TP đã có sự phát triển mạnh và ngày càng hoàn thiện.
Các công trình VHTT cấp TP, cấp huyện, cấp xã, thôn, tổ dân phố được quan tâm đầu tư xây dựng mới, sửa chữa và nâng cấp; nhiều quận, huyện đã xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, quản lý, sử dụng và phát huy các thiết chế văn hóa thể thao, thu hút được sự tham gia của các tầng lớp Nhân dân.
Tuy nhiên, việc triển khai hoạt động có hiệu quả của các thiết chế này vẫn còn việc đầu tư, quản lý, khai thác và tổ chức hoạt động của các thiết chế VHTT cấp TP, trung tâm VHTT cấp xã, nhà văn hóa thôn, tổ dân phố còn vướng mắc, chưa hiệu quả. Cụ thể, về cơ chế, chính sách; việc khai thác, phát huy các thiết chế VHTT; phân cấp phân quyền; nguồn kinh phí đầu tư,...
Tại hội thảo, các đại biểu cũng nêu có những công trình mà nhiều nhà đầu tư mong muốn, nhưng có những công trình VHTT muốn phát huy thì lại không có cơ chế đầu tư vì vướng Luật Quản lý, sử dụng tài sản; vướng Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư chưa quy định đối với lĩnh vực VHTT.
Nghiên cứu mô hình PPP
Tại hội nghị, các đại biểu cùng chia sẻ về Điều 38. Thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Theo đó, tại Điều 38 nêu: áp dụng phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là PPP) đối với các dự án trong lĩnh vực văn hóa và thể thao trên địa bàn Thủ đô.
Quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu đối với dự án đầu tư theo hình thức PPP thuộc lĩnh vực VHTT thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Trình tự, thủ tục thực hiện các dự án này thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và pháp luật có liên quan.
Bởi lẽ, theo Luật Đầu tư, các dự án PPP vẫn tập trung ở lĩnh vực giao thông mà chưa triển khai trong các lĩnh vực khác. Trong khi đó, nhu cầu thu hút vốn đầu tư tư nhân ở các ngành khác như lĩnh vực như văn hóa, y tế, giáo dục rất tiềm năng, đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm, nhưng chưa được triển khai.
Lợi thế của mô hình PPP là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao và sẽ mang lại lợi ích cho cả Nhà nước và người dân; Tăng cường hiệu quả trong việc quản lý và khai thác sử dụng hiệu quả tiềm năng của các cơ sở hạ tầng; Thu hút được các nguồn lực của các nhà đầu tư để đầu tư phát triển hạ tầng và khai thác các dịch vụ sau đầu tư,...
Tại hội nghị, các chuyên gia, Bộ, Sở ngành đã đưa ra nhiều góp ý tâm huyết, thiết thực vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), cơ chế quản lý, khai thác tài sản công trong lĩnh vực VHTT.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại