Thứ sáu 03/05/2024 00:35
Góp ý Luật Thủ đô (sửa đổi)

Cơ chế phát triển thương mại, văn hóa (BID)

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chiều 22/1/2024 tại Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển tổ chức hội thảo về chủ đề: “Cơ chế phát triển thương mại, văn hóa (BID)”.
Cơ chế phát triển thương mại, văn hóa (BID)
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: N.N

Cung cấp thêm thông tin, phục vụ cho việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Hội thảo nhằm thực hiện Kế hoạch số 307/KH-UBND ngày 18/12/2023 của UBND TP Hà Nội về việc tổ chức các Hội thảo cuộc họp về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Chủ trì Hội thảo là của ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; ông Đặng Huy Đông, Viện trưởng Viện Quy hoạch và Phát triển, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Ngoài ra, tham dự phiên họp có các đại diện một số Sở ban ngành: Sở Tư pháp, Công thương, Tài nguyên và môi trường, Tài Chính, Kế hoạch đầu tư, Du lịch và đại diện lãnh đạo UBND các quận huyện, các cơ quan, đơn vị hữu quan và các chuyên gia.

Tham dự phiên họp có đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban: Tư pháp, Kinh tế, Xã hội, Văn hóa, Giáo dục, Quốc phòng và An ninh, Đối ngoại; đại diện các Bộ: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Xây dựng, Công an; Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương, đại diện lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND TP Hà Nội.

Hội thảo được tổ chức với mục tiêu của Hội thảo hướng tới là nghiên cứu cơ sở lý luận hình thành khu thương mại văn hóa (BID); thực tiễn các hoạt động đang triển khai hiện nay trên địa bàn quận Hoàn Kiếm để từ đó xác định điều kiện hình thành, thiết lập cơ chế hoạt động, mô hình quản lý và khuyến nghị các giải pháp nhằm phát triển Khu thương mại văn hóa (BID) trong thời gian tới. Hội thảo cung cấp thêm thông tin, phục vụ cho việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5, 6/2024).

Hội thảo đi sâu vào trao đổi, thảo luận với các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà nghiên cứu văn hóa và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật... các đối tượng chịu tác động của hoạt động này để làm rõ các vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện triển trai. Hội thảo tổ chức được chia thành 3 phiên:

Về bối cảnh, cơ hội và kinh nghiệm quốc tế đối với việc hình thành khu thương mại văn hóa (BID); Về thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy việc hình thành khu thương mại văn hóa (BID); Thảo luận và góp ý đối với các quy định tại khoản 4 Điều 3, Điều 23 và các điều khoản khác liên quan đến lĩnh vực văn hóa, thể thao của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Cơ chế phát triển thương mại, văn hóa (BID)
Ủy viên thường trực, Ủy ban văn hóa của Quốc hội - Bùi Hoài Sơn phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Đức Hùng

Là cơ hội để văn hóa Thủ đô phát triển

Tại phiên 1 (Gợi mở vấn đề) PGS.TS. Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa tham luận với chủ đề “Để văn hóa Hà Nội dẫn dắt, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước”. Ông Bùi Hoài Sơn nêu, rất nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ ý kiến cần thiết phải có những chính sách thật đặc biệt cho phát triển văn hóa Thủ đô, thậm chí ưu tiên hơn cả lĩnh vực kinh tế. Đây là một cơ hội để văn hóa Thủ đô phát triển, dẫn dắt sự phát triển bền vững đất nước.

Tham luận về “Mô hình đối tác công tư trong lĩnh vực Văn hóa, thể thao – cần một hướng tiếp cận mới”, luật sư Nguyễn Quang Hưng, Trưởng Văn phòng Luật sư NHQuang& Cộng sự, Chủ tịch của Trung tâm hòa giải thương mại quốc tế VICMC, Phó Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam, bày tỏ, mô hình tổ chức và hoạt động của khu BID xét về bản chất là mối quan hệ đối tác công tư với các yếu tố về tự quản cộng đồng nhằm thúc đẩy thương mại và văn hoá.

Để hình thành và vận hành các tuyến phố hoạt động hiệu quả, chính quyền là cầu nối để các đơn vị kinh doanh (đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa), người dân hợp tác với nhau hình thành các khu thúc đẩy thương mại văn hoá này, xây dựng các cẩm nang hướng dẫn để người dân, doanh nghiệp tự thành lập, hỗ trợ về bảo đảm an ninh, trật tự... Các khu khu thúc đẩy thương mại văn hoá khi được xây dựng còn nhằm mục tiêu là động lực phát triển kinh tế, bảo tồn văn hoá và gìn giữ môi trường sống cho khu vực xung quanh.

“Mô hình các khu BID của thế giới dường như là phù hợp với thực tiễn của Hà Nội với các khu vực phố cũ, làng cổ, phố chuyên doanh để chính quyền-người dân-doanh nghiệp sẽ cùng nhau cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và bảo tồn những khu phố hay làng này để phát triển dịch vụ thương mại du lịch” - luật sư cho hay.

Cơ chế phát triển thương mại, văn hóa (BID)
PGS.TS. Đinh Hồng Hải, Trưởng khoa Nhân học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phát biểu tham luận. Ảnh: Đức Hùng

PGS.TS. Đinh Hồng Hải, Trưởng khoa Nhân học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, phát biểu với chủ đề “Cơ chế khu phát triển thương mại văn hoa (BID) nhìn từ tài sản văn hóa Quốc gia (trường hợp nhà máy xe lửa Gia Lâm)”.

Ông Đinh Hồng Hải nói, để phát triển văn hóa Thủ đô, chúng ta cần chú ý đến 2 nhiệm vụ: một là bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, bản sắc Thủ đô, giá trị văn hóa Thăng Long – Hà Nội 1000 năm văn hiến, thanh lịch, văn minh. Hai là, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, làm giàu có hơn bản sắc văn hóa Thủ đô.

So với những điểm nghẽn mà chúng ta vướng mắc ở luật pháp, tôi nghĩ rằng, chúng ta phải tháo gỡ những điểm nghẽn sau: phân cấp, phân quyền trong quản lý di sản; chính sách trọng dụng nghệ nhân, nghệ sĩ (thu nhập, tuổi nghề, tạo điều kiện phát triển chuyên môn, xây dựng thương hiệu); đầu tư theo phương thức đối tác công – tư trong văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; quản lý, sử dụng tài sản công đối với các thiết chế văn hóa như bảo tàng, thư viện, trung tâm văn hóa; chính sách cụ thể về thuế, đất đai để khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

Tại Phiên 2 (Thực tế triển khai), TS.KTS. Phạm Anh Tuấn, chia sẻ về vấn đề “Bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan văn hóa khu 36 phố phường thành phố Hà Nội”. Ông Nguyễn Quốc Hoàn, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Hoàn Kiếm, tham luận về mô hình “Cơ chế khu thúc đẩy thương mại, văn hóa (BID)” gắn với các giá trị, tiềm năng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Bà Nguyễn Thị Thảo, Phó trưởng phòng Văn hóa thông tin Quận Hà Đông, chia sẻ với nội dung “Thực trạng, giải pháp phát triển du lịch – thương mại, làng nghề trên địa bàn Phường Vạn Phúc, quận Hà Đông”.

Tại Hội thảo, ông Đặng Huy Đông, Viện trưởng viện Quy hoạch và Phát triển đã gợi ý thảo luận, tiếp thu các ý kiến đóng góp đối Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), tiếp tục nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý và hoàn thiện báo cáo tổng thuật, trình UBND TP Hà Nội trong thời gian tới nhằm đáp ứng tiến độ thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) vào tháng 6/2024.

Quy định để trở thành nhà đầu tư chiến lược là khá đầy đủ Quy định để trở thành nhà đầu tư chiến lược là khá đầy đủ
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội thảo luận 6 nội dung quan trọng

Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hà Nội thảo luận 6 nội dung quan trọng

Sáng 2/5, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 17, họp bàn 6 nội dung quan trọng. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chủ trì hội nghị.
Cống hiến thanh xuân cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

Cống hiến thanh xuân cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

Nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, năm 18 tuổi, ông Nguyễn Xuân Tứ (phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội) lên đường nhập ngũ, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đứng giữa khó khăn, gian khổ, sự sống và cái chết gần kề nhưng ông và đồng đội, trong đó có nhiều người con ưu tú của Thủ đô Hà Nội vẫn giữ khí phách kiên trung, “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Sáng 22/4, nhân kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870-22/4/2024), Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh dẫn đầu đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình).
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao và Các vấn đề châu Âu

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao và Các vấn đề châu Âu

Ngày 2/5/2024, tại Paris, Pháp, nhân dịp dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) năm 2024, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao và Các vấn đề châu Âu Croatia Gordon Grlic Radman.
Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
4 phương án chủ đề, 4 phương án phương châm đại hội

4 phương án chủ đề, 4 phương án phương châm đại hội

Sáng 2/5, phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị các đại biểu thể hiện rõ quan điểm để lựa chọn 1 phương án chủ đề và phương châm Đại hội XVIII Đảng bộ TP.
Chăm lo toàn diện cho người lao động Thủ đô

Chăm lo toàn diện cho người lao động Thủ đô

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn TP Hà Nội, các cấp Công đoàn đã thực hiện tốt chức năng chăm lo, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ).
Hà Nội gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

Hà Nội gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

Ngày 4/5, Hà Nội sẽ tổ chức gặp mặt, tri ân với sự tham dự của 245 đại biểu, đại diện cho hơn 2.000 chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ của TP Hà Nội.
Sống lại ký ức Điện Biên qua thước phim điện ảnh

Sống lại ký ức Điện Biên qua thước phim điện ảnh

Từ phim truyện “Ký ức Điện Biên” đến phim tài liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ”, “Ký ức những người truyền lửa”, “Đồng hành cùng lịch sử”,… đã tái hiện những thước phim hào hùng về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” tới đông đảo công chúng.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động