Thứ năm 02/05/2024 19:40

Giảng viên Tây dạy Lịch sử Việt

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Nét đặc biệt trong chương trình đào tạo của Trường ĐH VinUni là sinh viên dẫu theo học ngành nào, đều được học môn… lịch sử Việt Nam. Đặc biệt hơn, dạy các em môn này là một… người Mỹ.
Chân dung TS. Jason Picard
Chân dung TS. Jason Picard

TS Jason Picard là một người Mỹ nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Việt Nam, bén duyên và gắn bó với Việt Nam từ 26 năm nay, nói tiếng Việt “thần sầu”, hiện là giảng viên Viện Khoa học giáo dục và Khai phóng, Trường ĐH VinUni. Chia sẻ về công việc của mình, TS Jason cho biết, ông không đào tạo ra các nhà sử học, mà là giúp các tài năng tương lai của VinUni (dẫu sau này các em làm nghề gì) có năng lực tư duy lịch sử, nghĩa là có khả năng học hỏi từ quá khứ để hiểu hiện tại.

Góc nhìn khác

- TS Jason Picard chia sẻ (hoàn toàn bằng tiếng Việt):

Tôi dạy 2 môn, lịch sử Việt Nam cổ trung đại và lịch sử Việt Nam hiện đại. Thoạt tiên, khi tôi bước vào lớp, tôi nhận ra sinh viên có vẻ “choáng” khi vì dạy lịch sử Việt Nam lại là một giảng viên người Mỹ. Ban đầu các em có vẻ hơi ngài ngại, nhưng sau đó thích lắm. Có thể do tôi mang đến được cho các em một góc nhìn khác về lịch sử mà trước đó các em chưa từng được tiếp cận. Tôi dạy bằng tiếng Việt, dù các em đều nghe nói tốt tiếng Anh. Nhưng tôi nghĩ nếu dùng tiếng Việt thì sinh viên sẽ cảm nhận được tốt nhất những gì tôi muốn chia sẻ với các em về lịch sử của chính đất nước các em.

- Ông đã từng dạy lịch sử Việt Nam cho sinh viên Mỹ, và giờ dạy lịch sử Việt Nam cho chính sinh viên Việt Nam. Ông thấy sự khác nhau như thế nào trong việc giúp họ tiếp cận môn học của ông?

Từ kinh nghiệm của cá nhân mình, tôi thấy việc dạy lịch sử Việt Nam cho người Mỹ dễ hơn nhiều. Thứ nhất, vì tôi biết quan điểm của người Mỹ là như thế nào khi họ học môn lịch sử. Thứ hai, sinh viên của tôi không biết gì cả về Việt Nam. Không phải là vì tôi có thể muốn nói gì cũng được, mà bởi tôi chỉ cần bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, việc này thì đơn giản.

Nhưng sinh viên Việt Nam khi học với tôi thì các em đã có sẵn kiến thức nền tảng rồi, cho nên việc của tôi là phải giúp các em mở rộng kiến thức ấy. Và mở rộng đến đâu, theo cách nào, thì tôi phải suy nghĩ. Nhưng tôi cũng có chút thuận lợi trong việc thu hút sự chú ý của sinh viên, khi mà tôi nhìn nhận về lịch sử Việt Nam với tư cách “người ngoài”. Tôi là người ngoài cuộc, mà người ngoài cuộc nhìn lịch sử thì họ sẽ có góc nhìn khác với người bản địa.

Thầy Jason luôn nỗ lực mang đến những bài giảng sinh động nhất cho sinh viên
Thầy Jason luôn nỗ lực mang đến những bài giảng sinh động nhất cho sinh viên

- Nhiều sinh viên VinUni cũng cho biết, ban đầu nếu là lựa chọn tự do trong số các môn học thì việc lựa chọn môn lịch sử sẽ ít có lợi thế. Nhưng đến khi vào học rồi thì các em rất thích môn sử của ông. Hẳn ông biết điều đó và tự lý giải được vì sao?

Khi học lịch sử với tôi, sinh viên không cần phải học thuộc mà chỉ cần phải đặt câu hỏi. Câu hỏi đầu tiên luôn luôn là “Why (tại sao)?”. “Tại sao xảy ra sự việc đó?”, “Tại sao phải học bài học này?”… Em nào có câu hỏi thì cứ giơ tay, tôi muốn được nghe bất kỳ lúc nào câu hỏi đó.

Tôi thường tổ chức cho sinh viên đi điền dã. Trước khi đi các em hỏi, thầy ơi, đi về thì phải viết bài à? Tôi trả lời, tất nhiên đây là đi học, nhưng không nhất thiết phải viết bài, các em có thể làm podcast (chương trình phát thanh). Vậy là các em rất hào hứng, dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu, chụp ảnh, quay clip, phỏng vấn… Sản phẩm các em làm ra thú vị lắm. Cách học của sinh viên này nay không giống như ngày xưa, và thầy nên tôn trọng điều đó. Nếu thầy cứ ép sinh viên học theo cách của thầy thì sẽ không thành công.

“Học sử kiểu của… VinUni”

- Vâng, tôi sẽ bắt chước một sinh viên của ông ở VinUni để hỏi, tại sao tôi lại phải học môn lịch sử của ông?

Đó chính là câu hỏi tôi đã suy nghĩ về nó rất nhiều khi bắt đầu dạy lịch sử cho sinh viên ở VinUni. Sinh viên của tôi là những người được tuyển chọn để đào tạo thành bác sĩ, nhà kinh doanh, nhà kỹ thuật, nhà công nghệ… trong tương lai. Không có em nào sẽ trở thành nhà sử học cả. Vậy tại sao các em lại cần học môn lịch sử của tôi?

Tôi nói với sinh viên, tôi biết các bạn không định trở thành nhà sử học, thậm chí nhiều bạn vốn dĩ không thích học môn lịch sử, nhưng tôi đảm bảo một điều, nếu các bạn cố gắng hết sức mình trong quá trình học lớp của thầy thì chắc chắn về sau các bạn sẽ thấy thời gian này hữu dụng. Các bạn học để có năng lực tư duy lịch sử, là một năng lực sẽ được dùng đến trong tương lai, khi các bạn đi làm. Tư duy lịch sử là một năng lực mà có thể áp dụng trong bất kỳ lĩnh vực nào. Ngành nào cũng đều có lịch sử của nó. Và khi người ta có tư duy lịch sử tốt thì người ta hiểu hiện tại hơn, từ đó giải quyết tốt hơn các vấn đề hiện tại từ chính các bài học đã từng có trong lịch sử.

Lớp học lịch sử của thầy Jason luôn diễn ra trong không khí sôi nổi
Lớp học lịch sử của thầy Jason luôn diễn ra trong không khí sôi nổi

- Như trên ông đã nói, học lịch sử ở VinUni, sinh viên được mở rộng kiến thức lịch sử, cụ thể là như thế nào?

Khi học lịch sử với tôi, các em sẽ được học về văn hóa, về con người. Tôi cho sinh viên đọc rất nhiều tác phẩm văn học, để các em được nhìn thấy lịch sử trong các tác phẩm đó. Người Việt Nam vẫn tự hào vì lịch sử Việt Nam rất phong phú. Tôi nói với sinh viên, đúng thế, nhưng lịch sử Việt Nam phong phú hơn bạn nghĩ, vì các bạn có 54 dân tộc anh em, và lịch sử về mối quan hệ của 54 dân tộc này có nhiều điều rất thú vị. Sinh viên học xong mê lắm.

- Là một “người ngoài” khi tiếp cận lịch sử Việt Nam, có lúc nào giữa thầy và trò có bất đồng không và ông giải quyết điều này thế nào?

Đối với tôi, giờ học muốn sôi nổi thì phải có bất đồng. Tôi không thích cái cách trò phải phục tùng thầy. Tôi muốn thầy đóng vai trò người người hướng dẫn, thầy không phải là vua nên lời của thầy không phải là mệnh lệnh. Đặc biệt với môn lịch sử, để đi đến nhận thức thì nên qua việc trao đổi. Khả năng sở hữu kiến thức của sinh viên sẽ thêm chắc chắn khi các em được trao đổi, tranh luận trong lớp.

Tôi vẫn nói với sinh viên, mỗi em khi bước chân vào lớp học của thầy là đã có sẵn điểm A (điểm 10). Để bảo vệ điểm A đó các em phải “chiến đấu, chiến đấu, chiến đấu”. Lịch sử là một khoa học, cách “chiến đấu” hiệu quả là dùng bằng chứng.

- Cảm ơn TS Jason Picard!

PV
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tổ chức phong trào thi đua thúc đẩy xây dựng đô thị văn minh chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Tổ chức phong trào thi đua thúc đẩy xây dựng đô thị văn minh chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 130/KH-UBND tổ chức phong trào thi đua thúc đẩy xây dựng đô thị văn minh, “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Thông tin người phụ nữ bán 3 quả dứa 500 nghìn đồng ở Phố cổ Hà Nội là không chính xác

Thông tin người phụ nữ bán 3 quả dứa 500 nghìn đồng ở Phố cổ Hà Nội là không chính xác

Liên quan đến clip "tố" người phụ nữ bán hàng rong bán cho 2 du khách nước ngoài 3 quả dứa với giá 500.000 đồng, ngày 1/5, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) sau khi xác minh, làm rõ đã có thông tin chính thức.
Công khai danh sách ô tô bị phạt nguội cuối tháng 4/2024

Công khai danh sách ô tô bị phạt nguội cuối tháng 4/2024

Từ ngày 25 đến ngày 28/4 qua hệ thống camera giám sát giao thông, Công an TP Bắc Giang đã phát hiện và thực hiện xử phạt nguội đối với 76 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai thăm hỏi các nạn nhân trong vụ nổ lò hơi

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai thăm hỏi các nạn nhân trong vụ nổ lò hơi

Trưa 1/5, ông Võ Tấn Đức - quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã có mặt tại hiện trường chỉ đạo điều tra nguyên nhân vụ việc nổ lò hơi làm 6 người tử vong. Đồng thời, ông Võ Tấn Đức cũng tới bệnh viện thăm hỏi các nạn nhân đang điều trị tại đây.
Hơn 400 người thương vong vì tai nạn giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 -1/5

Hơn 400 người thương vong vì tai nạn giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 -1/5

Trong 5 ngày dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5, toàn quốc xảy ra 347 vụ tai nạn giao thông (TNGT) khiến 423 người thương vong.
Hà Nội đẹp dịu dàng mùa hoa giáng hương

Hà Nội đẹp dịu dàng mùa hoa giáng hương

Những cuối tháng 4, đầu tháng 5, cùng với các loài hoa loa kèn, hoa cúc, hoa ly… đua nhau khoe sắc, những hàng cây giáng hương trên nhiều con phố của Hà Nội cũng đã bung nở rực rỡ.
Dự báo thời tiết ngày 3/5/2024: Hà Nội mưa rào và dông, cục bộ có mưa to

Dự báo thời tiết ngày 3/5/2024: Hà Nội mưa rào và dông, cục bộ có mưa to

Dự báo thời tiết ngày 3/5/2024, Hà Nội nhiều mây, có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất: 23-25 độ. Nhiệt độ cao nhất: 28-30 độ.
Dự báo thời tiết 10 ngày tới, từ đêm 1 đến ngày 11/5/2024 cho Hà Nội và cả nước

Dự báo thời tiết 10 ngày tới, từ đêm 1 đến ngày 11/5/2024 cho Hà Nội và cả nước

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi dự báo, cảnh báo xu thế thời tiết trên đất liền thời hạn đến 10 ngày, từ đêm 1/5 đến ngày 11/5/2024.
Dự báo thời tiết ngày 2/5/2024: Hà Nội có mưa vài nơi, gió đông bắc cấp 2-3

Dự báo thời tiết ngày 2/5/2024: Hà Nội có mưa vài nơi, gió đông bắc cấp 2-3

Dự báo thời tiết ngày 2/5/2024, Hà Nội nhiều mây, đêm có mưa rào rải rác và nơi có dông; ngày có mưa vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất: 24-26 độ. Nhiệt độ cao nhất: 29-31 độ.
Nhận định và dặn dò học sinh về đề thi minh họa môn Toán vào lớp 10 Hà Nội

Nhận định và dặn dò học sinh về đề thi minh họa môn Toán vào lớp 10 Hà Nội

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội sẽ diễn ra trong 2 ngày từ 8 - 9/6 tới. Nhằm giúp cho học sinh ôn tập tốt nhất cho kỳ thi, Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố cấu trúc định dạng đề thi và đề minh họa 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.
Tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em

Tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em

Sự việc bạo hành trẻ em tại lớp mẫu giáo Tí Bo ở TP Thủ Đức vừa qua đã khiến dư luận phẫn nộ. Hình ảnh người phụ nữ đánh, ép bé trai ăn trong video lan truyền trên mạng xã hội đã gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh cho ngành giáo dục về trách nhiệm bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Kỳ cuối: muốn có văn hóa học đường, có trường học hạnh phúc thì phải có những người thầy chuẩn mực

Kỳ cuối: muốn có văn hóa học đường, có trường học hạnh phúc thì phải có những người thầy chuẩn mực

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn khi chia sẻ về xây dựng trường học hạnh phúc, đẩy mạnh văn hóa học đường trong năm học 2023-2024.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động