Chủ nhật 28/04/2024 00:46

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: hướng đi đúng đắn và thiết thực

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 2/3, tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, Văn phòng Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Đối tác GNRRTT) phối hợp với Văn phòng Đại diện ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức Hội nghị Xây dựng kế hoạch giai đoạn 2025-2030 của Đối tác GNRRTT, ưu tiên thực hiện các sáng kiến địa phương, góp phần hiện thực hóa Tuyên bố Hạ Long 2023 về Hành động sớm.
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: hướng đi đúng đắn và thiết thực
Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên Hợp quốc tại Việt Nam cho biết, giảm thiểu rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng là cách làm thiết thực. Ảnh: Khánh Huy

Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, đồng Chủ tịch Đối tác chủ trì Hội nghị này. Có gần 100 đại biểu từ tổ chức quốc tế, phi chính phủ quốc tế cùng tham gia hội nghị.

Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Đối tác GNRRTT) được thành lập theo Quyết định số 3922/QĐ-BNN-TCCB ngày 11/10/2019 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT có thành viên gồm hơn 20 tổ chức quốc tế và 4 cơ quan Bộ (Nông nghiệp, Quốc phòng, Ngoại giao, Thông tin Truyền thông).

Thành viên của Đối tác GNRRTT là các cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng, thực hiện và giám sảt các chính sách cấp Quốc gia và toàn cầu về phòng, chống thiên tai, bao gồm các tổ chức Liên Chính phủ, Chính phủ và phi Chính phủ quốc tế, các định chế tài chính.

Là thành viên mới nhất của Đối tác từ tháng 11/2023, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam đã tích cực phối hợp với Văn phòng Đối tác GNRRTT và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam thực hiện kế hoạch hoạt động của Đối tác.

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: hướng đi đúng đắn và thiết thực
Đoàn Thanh niên xã Tùng Vài (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) giới thiệu công trình đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời tại thôn Suối Vui. Ảnh: Khánh Huy

Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang là một trong những địa phương được Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam triển khai chương trình PCTT dựa vào cộng đồng từ năm 2007. Theo đó, hàng năm mọi thôn bản tham gia chương trình đều tổ chức sử dụng công cụ đánh giá rủi ro có sự tham gia (PVA) để lập kế hoạch phòng chống thiên tai (PCTT) dựa vào cộng đồng.

Đến nay, 100% các xã tham gia chương trình đều có kế hoạch PCTT chủ động và có thể kết nối dễ dàng với ngân sách và hoạt động của phòng Nông nghiệp huyện, là cơ quan chịu trách nhiệm điều phối các nỗ lực chuẩn bị và ứng phó với thiên tai cấp địa phương.

Thực địa tại thôn Suối Vui và Bản Thăng (xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang), Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam cùng Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam đã hỗ trợ hai công trình là hệ thống đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời, cầu chống lũ và nhận được nhiều tín hiệu tốt tại địa phương.

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: hướng đi đúng đắn và thiết thực
Nhà báo Tạ Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam phát biểu. Ảnh: Khánh Huy

Nhà báo Tạ Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam, chia sẻ: “từ năm 2021, Quỹ Hỗ trợ Chương trình Dự án an sinh xã hội Việt Nam phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Ban quản lý Chương trình Hỗ trợ phát triển huyện Quản Bạ triển khai một số chương trình, dự án phát triển cộng đồng và PCTT tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

Năm 2023, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam vinh dự trở thành thành viên thứ 27 và là thành viên quốc tế thứ 23 của Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai, chúng tôi cam kết thực hiện các mục tiêu chung mà Đối tác và các thành viên đang tích cực hướng đến, chúng tôi mong muốn đem các kinh nghiệm của mình với cộng đồng chia sẻ đến các thành viên Đối tác, đồng thời học hỏi thêm kinh nghiệm của họ trong lĩnh vực này.

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: hướng đi đúng đắn và thiết thực
Bà Hoàng Phương Thảo, Trưởng Đại diện Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, chia sẻ các hiệu quả của mô hình cầu chống lũ, đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời tại xã Tùng Vài đã cho kết quả hữu hình. Ảnh: Khánh Huy

Bà Hoàng Phương Thảo, Trưởng Đại diện Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, cho biết: “Chương trình phòng chống thiên tai của tổ chức tập trung vào 3 mảng là chuẩn bị, ứng phó và phục hồi, các chương trình của chúng tôi đều thực hiện cả 3 mảng này, tuỳ vào tình hình thực tế và điều kiện của từng địa phương. Về phần ứng phó, chúng tôi hướng đến việc chuẩn bị và nâng cao năng lực cho cộng đồng, để cộng đồng nắm bắt được thiên tai tại vùng mình có những gì để họ chủ động xác định được và làm tốt phần chuẩn bị. Như tại xã Tùng Vài, người dân nhận định rất rõ việc địa phương có những loại hình thiên tai gì và chủ động chuẩn bị. Về ứng phó thì khá đa dạng, hỗ trợ cả về vật chất và thông tin hoặc xây dựng năng lực”.

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: hướng đi đúng đắn và thiết thực
Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ Đỗ Quang Dũng cho biết, huyện đã phối hợp chặt chẽ với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn trong chủ động phòng chống thiên tai. Ảnh: Khánh Huy

Ông Đỗ Quang Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ cho biết: “Huyện Quản Bạ được chương trình của ActionAid hỗ trợ để phòng chống thiên tai từ năm 2007, đến nay 100% thôn bản của 5 xã và 1 thị trấn của huyện đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai, có sử dụng các công cụ để đánh giá các mức độ rủi ro. Từ đó nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc chủ động phòng chống thiên tai, từ đó giảm nhẹ những rủi ro từ thiên tai trên địa bàn. Huyện đã phối hợp chặt chẽ với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn, tích cực quan tâm theo dõi các bản tin, cảnh báo từ cơ quan chuyên môn để có các hành động thiết thực, cụ thể trong việc thực hiện các hoạt động phòng chống thiên tai trên địa bàn”.

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: hướng đi đúng đắn và thiết thực
Mô hình cầu chống lũ tại bản Thăng (xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang). Ảnh: Khánh Huy

Đánh giá về những hỗ trợ của Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam với Hà Giang, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên Hợp quốc tại Việt Nam cho biết: “Chúng ta không thể thực hiện công tác phòng chống thiên tai nếu như không xuất phát từ nhu cầu thực tế của chính người dân. Chính từ những nhu cầu, kinh nghiệm, kiến thức của người dân địa phương, chúng ta có được những biện pháp, giải pháp ứng phó nhằm khắc phục những điểm yếu trong công tác PCTT của địa phương. Đây là cách làm hay, hướng tiếp cận thiết thực của Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam tại tình hình thực tế địa phương, cụ thể là tại Quản Bạ, Hà Giang”.

Theo đại diện Ban quản lý Chương trình hỗ trợ phát triển huyện Quản Bạ (LRP 7A), với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, đây (lập kế hoạch PCTT dựa vào cộng đồng) là chương trình được địa phương ưu tiên thực hiện, giúp nâng cao tính chủ động của cộng đồng trong PCTT, chương trình được đưa vào ngân sách hoạt động hàng năm của địa phương và được phổ biến rộng rãi để các cộng đồng tại địa phương khác có được kinh nghiệm chủ động hành động sớm trước thiên tai”.

Chương trình đã hỗ trợ, lan tỏa tới hơn 40,000 lượt người, trong đó có 11,152 trẻ em từ 6-14 tuổi chủ động phòng và chống thiên tai tại cộng đồng theo thống kê từ năm 2016 đến 2023.

Hội nghị cũng đã nghe góp ý của các đại biểu về vai trò của phụ nữ trong kế hoạch GNRRTT, hay cần phải cụ thể hóa nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch một cách hiệu quả nhất.

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: hướng đi đúng đắn và thiết thực
Nâng cao năng lực, nhận thức cho người dân địa phương về loại hình thiên tai, giảm thiểu rủi ro thiên tai là một trong những mảng việc Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam thực hiện trong công tác phòng chống thiên tai tại Việt Nam. Ảnh: Khánh Huy

Tháng 10/2023, Việt Nam là nước chủ nhà Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11, đã đệ trình thành công Tuyên bố Hạ Long, nêu rõ tầm quan trọng của việc hành động sớm và tăng cường chống chịu đối với thiên tai.

Các cam kết được đưa ra trong Tuyên bố Hạ Long là định hướng cho kế hoạch giai đoạn đến năm 2028 của Đối tác GNRRTT, bao gồm: tăng cường lập kế hoạch, hành động sớm và ứng phó khẩn cấp với thiên tai; nâng cao nhận thức cộng đồng về chủ động phòng, chống thiên tai; cải thiện và phát triển hệ thống thông tin về rủi ro thiên tai cho cộng đồng.

Các kinh nghiệm hay về cộng đồng chủ động tham gia cảnh báo sớm, hành động sớm, giảm nhẹ rủi ro thiên tai mà các đại biểu thu nhận từ cộng đồng thôn Suối Vui và Bản Thăng, xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ đã góp phần nâng cao vai trò của cộng đồng trong bước đầu thực hiện các cam kết tại Tuyên bố Hạ Long 2023 về hành động sớm của các nước ASEAN.

Vai trò của phụ nữ trong giảm nhẹ rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu
Khánh Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động