Thứ sáu 19/04/2024 16:36

Giá hồ tiêu 30/5: Phục hồi nhẹ ở một số địa phương

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Hôm nay giá tiêu tiếp tục tăng nhẹ ở một số địa phương, giá giao dịch từ 70.000 – 73.000 đ/kg.
Giá hồ tiêu 30/5: Phục hồi nhẹ ở một số địa phương
Giá tiêu đã khởi sắc trở lại

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 70.000 đ/kg. Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (71.500 đ/kg); Bình Phước (72.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 73.000 đ/kg.

Như vậy, thị trường trong nước có phiên tăng thứ 2 liên tiếp. Tổng kết tuần qua, giá tiêu mất 2.000 đồng/kg ở Tây Nguyên và Bình Phước, giảm 2.500 đồng/kg ở các tỉnh Đông Nam Bộ còn lại. Tuần trước giá tiêu mất 500 - 1.000 đồng tùy từng địa phương.

Những ngày đầu tuần, thị trường hồ tiêu trong nước có đợt lao dốc mạnh. Nguyên nhân do các công ty xuất khẩu đã đủ hàng cho tháng 6/2022, thương lái ép giá thu mua. Bên cạnh đó giá tiêu chịu ảnh hưởng từ tỷ giá USD đang lên mức cao kỷ lục 2 thập kỷ qua. Từ đầu tháng Trung Quốc mở cửa để thông quan hàng hóa, nhưng vẫn trì trệ. Giới đầu cơ liên tục bán ra, trong khi nhu cầu của thị trường nước ngoài vào thời điểm này không cao. Những yếu tố trên cộng hưởng đã đẩy giá tiêu trong nước mất đến 4.000 đồng/kg.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tính chung 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt 77,81 nghìn tấn, trị giá 362,73 triệu USD, giảm 16,6% về lượng nhưng tăng 28% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân đạt mức 4.662 USD/tấn, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Dù trị giá cũng như giá xuất khẩu hồ tiêu tăng mạnh, song Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhìn nhận, thời gian qua giá phân bón tăng gần gấp đôi so với năm trước, cùng với đó là giá nhân công, xăng dầu... đã “bào mòn” hết lợi nhuận của người nông dân trồng tiêu.

Các doanh nghiệp cũng chịu nhiều ảnh hưởng không kém khi giá logistics tiếp tục đứng ở mức cao trong suốt nhiều tháng. Thêm vào đó, việc áp dụng thu phí cảng biển của TPHCM từ ngày 1/4/2022 càng khiến khó khăn của doanh nghiệp thêm chồng chất.

Sản xuất hồ tiêu Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục gặp bất lợi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cùng với các nguyên nhân khách quan như sốt giá đất, giá phân, giá thuốc và nhân công tăng. Trong khi đó, quốc gia cung cấp hồ tiêu lớn thứ 2 toàn cầu là Brazil vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng tốt cả về số lượng và trị giá xuất khẩu.

Bên cạnh đó, sự kiên định của Trung Quốc trong việc thực hiện chính sách “Zero Covid” không chỉ khiến chuỗi cung ứng nội địa đứt gãy mà còn tác động đến giá hồ tiêu Việt Nam trong thời gian tới khi xuất khẩu hồ tiêu sang Trung Quốc dự báo tiếp tục giảm; đồng thời một số lô hàng hồ tiêu đang bị kẹt ở cửa khẩu có thể sẽ bị bán ngược lại Việt Nam để cắt lỗ, gây áp lực lên giá tiêu trong nước. Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn vận tải biển có thể trở nên trầm trọng hơn sau khi các biện pháp phong tỏa và hạn chế của Trung Quốc được nới lỏng bởi sẽ có sự bùng nổ lượng hàng hóa vận chuyển, từ đó tạo sức ép lớn đối với giá cước giao ngay.

Giá tiêu 20/5: Đi ngang ở khắp các địa phương
Thị trường tiêu trong nước hôm nay không ghi nhận sự biến động, giá giao dịch từ 73.000 – 76.500 đ/kg.
Giá tiêu 22/5: Bất ngờ quay đầu giảm 1.000 đồng/kg
Hồng Đức
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động