Giá gạo xuất khẩu Việt xuống thấp nhất trong 3 tháng qua
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênGiá gạo xuất khẩu Việt Nam xuống đáy vì nhu cầu yếu |
Theo số liệu thống kê của của hải quan cũng cho biết, trong tháng 11, Việt Nam xuất khẩu 566.358 tấn gạo, tương đương 296,4 triệu USD, giảm 8,4% về lượng và giảm 8% về kim ngạch so với tháng 10. Luỹ kế 11 tháng đầu năm, xuất khẩu tăng nhẹ 0,8% lên 5,7 triệu tấn.
Theo Reuters, giá gạo 5% tấm của Việt Nam giảm từ 410 - 414 USD/tấn xuống còn 400 - 410 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 9-9, vào tuần trước.
Cụ thể thị tại các thị trường chủ đạo như: Philippines giảm 23% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 10, đạt 210.222 tấn, tương đương 106,54 triệu USD. Thị trường Trung Quốc cũng ghi nhận giảm 4% cả về lượng và kim ngạch, ở mức 75.830 tấn, tương đương 34,87 triệu USD.
"Nhu cầu yếu hơn và tổng xuất khẩu gạo năm nay có thể chỉ khoảng sáu triệu tấn, giảm so với dự báo trước đó là 6,2-6,5 triệu tấn", một thương nhân có trụ sở tại TP HCM cho biết.
Nếu như giá gạo Viêt liện tục xuống giá thì giá gạo xuất khẩu tại các trung tâm lớn khác của châu Á ổn định.
Ví như tại Thái Lan, giá gạo 5% tấn không đổi ở mức 385 - 396 USD/tấn, vì tỷ giá hối đoái lặng sóng.
Các thương nhân có trụ sở tại Bangkok cho biết thị trường nước ngoài vẫn trầm lắng vào cuối năm như dự kiến.
Trong năm tới, Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu gạo 7-7,5 triệu tấn, tăng so với ước tính 6 triệu tấn trong năm nay, nhờ đủ nguồn cung nước và đồng baht yếu giúp giá gạo của Thái Lan trở nên cạnh tranh hơn.
Với số lượng gạo xuất khẩu như hiện này thì Thái Lan dự kiến sẽ vẫn là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và Việt Nam.
Tại quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới - Ấn Độ, giá mặt hàng chủ lực của nước này duy trì ở mức thấp nhất kể từ tháng 12-2016, chịu sức ép từ đồng rupee giảm giá trong bối cảnh nhu cầu thấp.
Cụ thể, giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ được báo ở 351 - 356 USD/tấn vào tuần trước, không thay đổi so với một tuần trước đó.
Theo các thương nhân xuất khẩu, nguyên nhân khiến giá gạo giảm mạnh là do nhu cầu thấp, chi phí vận chuyển cao hơn, trong khi Covid-19 bùng phát cũng làm hạn chế khả năng giao hàng của doanh nghiệp.
Nếu tình trạng này tiếp diễn chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kim ngạch ngành hàng và nguy cơ mất thị trường xuất khẩu, nhất là các thị trường truyền thống như Philippines, Trung Quốc, Malaysia vào các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực như Thái Lan, Ấn Độ.
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại