Thứ sáu 08/11/2024 03:35

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Phạm vi điều chỉnh tương đối toàn diện, bao quát hầu hết các lĩnh vực

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bộ Tư pháp vừa gửi tới các vị đại biểu Quốc hội báo cáo dự kiến tiếp thu, giải trình bước đầu ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Thủ đô (sửa đổi).
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Phạm vi điều chỉnh tương đối toàn diện, bao quát hầu hết các lĩnh vực
Cột cờ Hà Nội hay Kỳ đài Hà Nội là di tích lịch sử đặc biệt, một trong những biểu tượng của Thủ đô Hà Nội

Theo đó, ngày 4/10/2023, Chính phủ có Tờ trình số 512/TTr-CP trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Trên cơ sở Báo cáo thẩm tra số 2273/BC-UBPL 15 ngày 20/10/2023 của Ủy ban Pháp luật và Báo cáo số 3101/BC-TTKQH ngày 17/11/2023 của Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp ý kiến Đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ, Bộ Tư pháp (cơ quan chủ trì soạn thảo) xin báo cáo dự kiến tiếp thu, giải trình bước đầu nội dung cơ bản của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) như sau:

Về phạm vi điều chỉnh

Một số ý kiến cho rằng, dự thảo Luật cần có cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù, vượt trội hơn so với các địa phương khác và thể hiện được sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền Thủ đô; các quy định trong Dự thảo cần cụ thể, rõ ràng về phạm vi, nội dung phân quyền; lĩnh vực phân quyền phải toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tính khả thi, thể hiện đặc trưng riêng của Thủ đô. Đồng thời, có cơ chế kiểm soát quyền lực qua việc quy định cụ thể về quy trình, thủ tục thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm kiểm tra, giám sát của các cơ quan.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị chưa nên đưa vào dự thảo Luật những quy định khác với các luật hiện hành mà chưa được thực tiễn kiểm nghiệm hoặc đang được thực hiện thí điểm ở địa phương khác.

Về ý kiến này, cơ quan chủ trì soạn thảo xin được báo cáo dự kiến tiếp thu, giải trình: nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý; xây dựng cơ chế đặc thù; khắc phục những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành Luật Thủ đô 2012, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có phạm vi điều chỉnh tương đối toàn diện, bao quát hầu hết các lĩnh vực, không chỉ cơ chế, chính sách đặc thù trong một số lĩnh vực như Luật 2012 mà còn quy định về tổ chức chính quyền, việc phân quyền cho chính quyền địa phương trên địa bàn Thủ đô, cũng như việc liên kết, phát triển vùng Thủ đô.

Trong mỗi lĩnh vực đều quy định có tính trọng tâm, trọng điểm. Cùng với việc phân quyền mạnh mẽ, dự thảo Luật quy định tương ứng trách nhiệm của Hà Nội và quy trình, thủ tục, cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp chính quyền, của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (Chương VI dự thảo Luật).

Mặt khác, dự thảo Luật quy định những chính sách đặc thù và vì vậy sẽ vượt hoặc khác với các Luật hiện hành. Điều này đã được phân tích, đánh giá tác động và sẽ là căn cứ tạo động lực mới trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô theo hướng toàn diện và bền vững.

Về áp dụng Luật Thủ đô

Có ý kiến cho rằng, quy định như dự thảo Luật có thể sẽ phát sinh thêm thủ tục hành chính, làm chậm quá trình xây dựng văn bản để tổ chức thực hiện; do đó, đề nghị bổ sung trách nhiệm của chính quyền thành phố Hà Nội, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội trong việc phối hợp với các Bộ, ngành để kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý vấn đề phát sinh.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Phạm vi điều chỉnh tương đối toàn diện, bao quát hầu hết các lĩnh vực
Một góc trưng bày tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023.

Đồng thời, nghiên cứu, bổ sung trong dự thảo Luật quy định những nội dung Luật Thủ đô giao Chính phủ, HĐND, UBND TP Hà Nội quy định chi tiết, quy định cơ chế, chính sách đặc thù cho TP thì nội dung này có thể khác với quy định của các luật khác, văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của cơ quan Nhà nước cấp trên.

Về ý kiến này, cơ quan chủ trì soạn thảo xin được báo cáo dự kiến tiếp thu, giải trình, quy định tại Điều 4 dự thảo Luật có thể làm phát sinh thêm trách nhiệm của các cơ quan trong quá trình xây dựng VBQPPL, nhưng sẽ phát huy giá trị và hiệu lực của Luật Thủ đô, vừa bảo đảm nguyên tắc về hiệu lực của VBQPPL theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL, không phá vỡ tính ổn định, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Để thực hiện hiệu quả quy định này, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát để bảo đảm tính nhất quán và xuyên suốt việc áp dụng Luật Thủ đô trong hệ thống pháp luật, thể hiện tính chất đặc thù của Luật, của các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả.

Đồng thời, nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo trong việc rà soát VBQPPL để xác định những quy định có liên quan khác với quy định của Luật Thủ đô, qua đó hạn chế việc đưa ra những quy định mâu thuẫn, chồng chéo thậm chí vô hiệu hóa các cơ chế, chính sách đặc thù của Luật Thủ đô.

Theo đó, khoản 2 Điều 55 của Dự thảo Luật yêu cầu khi xây dựng các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội thì các Bộ, cơ quan ngang bộ phải rà soát các quy định của Luật Thủ đô, nếu có quy định thuận lợi hơn so với Luật Thủ đô thì cần thống nhất ý kiến với chính quyền thành phố Hà Nội trong việc xác định việc áp dụng theo Luật Thủ đô hoặc áp dụng theo luật, nghị quyết đó.

Điểm d khoản 5 Điều 57 dự thảo Luật giao UBND TP Hà Nội nhiệm vụ: “tham gia ý kiến về các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội có quy định liên quan đến các chính sách, cơ chế đặc thù quy định tại Luật này”.

Bài 3: Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Bài 3: Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa
Phân quyền điều chỉnh quy hoạch thuộc thẩm quyền cho TP Hà Nội? Phân quyền điều chỉnh quy hoạch thuộc thẩm quyền cho TP Hà Nội?
Nhật Nam
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được điều động giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến được điều động giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

Bộ Chính trị điều động, chỉ định đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, giữ chức Bí thư Đảng đoàn Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam nhiệm kỳ 2022-2027.
Sinh hoạt chính trị, tư tưởng nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quán triệt các quy định quan trọng

Sinh hoạt chính trị, tư tưởng nội dung cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và quán triệt các quy định quan trọng

Sáng 4/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức sinh hoạt chuyên đề về cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; quán triệt, tiếp tục triển khai các quy định quan trọng của T.Ư và TP Hà Nội.
Việt Nam sẽ hành động nhanh hơn, đáp ứng kịp thời hơn yêu cầu của các nhà đầu tư

Việt Nam sẽ hành động nhanh hơn, đáp ứng kịp thời hơn yêu cầu của các nhà đầu tư

Trưa 30/10 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Riyadh, Ả-rập Xê-út, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Đầu tư Ả-rập Xê-út Khalid bin Abdulaziz Al-Falih.
Chuẩn y ông Phạm Văn Thép tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Chuẩn y ông Phạm Văn Thép tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Chiều 7/11, ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng chủ trì Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Đảng bộ TP Hải Phòng.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Bộ Tư pháp cần đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bộ Tư pháp cần đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Bộ Tư pháp đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp theo chức năng, nhiệm vụ, trong đó đổi mới tư duy xây dựng pháp luật.
Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái, bền vững

Luật Thủ đô 2024 mang đến những cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho Hà Nội. Luật kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.
Kêu gọi từ thiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật

Kêu gọi từ thiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật

Mặc dù là tự nguyện, nhưng cá nhân kêu gọi, vận động quyên góp từ thiện, ủng hộ bão lũ… cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Tô thắm nghĩa cử cao đẹp

Tô thắm nghĩa cử cao đẹp

Hưởng ứng phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021 - 2025 do Thủ tướng chính phủ phát động, vừa qua, UBND TP Hà Nội phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) TP đã tổ chức phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” và an sinh xã hội năm 2024.
Phát huy sức mạnh của Nhân dân

Phát huy sức mạnh của Nhân dân

Công tác dân vận, tuyên truyền, vận động sự tham gia tích cực, tự nguyện, tự giác của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, cùng chung sức, đồng lòng thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn TP Hà Nội đã không chỉ mang lại kết quả thiết thực, mà còn giải quyết nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động