Thứ ba 26/11/2024 01:14

Dự thảo Luật Khám chữa bệnh (sửa đổi) sẽ có 8 nhóm điểm mới

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 18, sáng 14/12, UBTV Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Cho ý kiến về việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 30/2021/QH15 Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khóa XV và đề xuất một số cơ chế, chính sách về y tế.
Dự thảo Luật Khám chữa bệnh (sửa đổi) sẽ có 8 nhóm điểm mới
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Tham dự phiên họp có Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Vũ Hải Sản, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Võ Anh Thơ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Cao Huy.

8 nhóm điểm mới trong Dự thảo Luật

Về các điểm mới của dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) so với Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh nêu: Về cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh, tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự thảo Luật được chỉnh lý cụ thể hơn theo hướng hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân được chia thành 03 cấp chuyên môn kỹ thuật như sau: (i) Cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu; (ii) Cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản; (iii) Cấp khám bệnh, chữa bệnh chuyên sâu.

Về dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh, Thường trực Ủy ban Xã hội dự kiến tiếp thu ý kiến đại biểu theo hướng quy định nguyên tắc chung về vấn đề dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh, nội dung hoạt động dinh dưỡng trong khám bệnh, chữa bệnh như thể hiện tại Điều 67 dự thảo Luật và Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ có hướng dẫn cụ thể về chuyên môn dinh dưỡng…

Về tự chủ đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, dự thảo Luật đã bổ sung một điều về tự chủ đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước như thể hiện tại Điều 108 của dự thảo Luật. Về xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, dự thảo Luật dự kiến bổ sung hình thức mua trả chậm, trả dần, thuê, muộn thiết bị y tế vào các các hình thức thu hút nguồn lực xã hội trọng hoạt động khám bệnh, chữa bệnh như thể hiện tại điểm đ khoản 3 Điều 109 dự thảo Luật; bổ sung việc khuyến khích thành lập quỹ hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh vào nội dung của xã hội hóa như thể hiện tại khoản 2 Điều 109 dự thảo Luật.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đánh giá cao và thống nhất với nhiều nội dung chỉnh lý dự thảo Luật Khám, chữa bệnh (sửa đổi).

Góp ý về các nội dung cụ thể, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, quy định về các chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề quyết định tại Điều 20 của dự thảo luật, theo đó, khoản 1 quy định 10 chức danh chuyên môn khám, chữa bệnh phải có giấy phép hành nghề. Luật quy định rất cụ thể điều kiện cấp phép hành nghề, cũng như thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, cũng như thu hồi giấy phép.

Bên cạnh đó về quy định liên quan đến hiệu lực thi hành luật. Dự thảo luật quy định lộ trình để thực hiện một số những quy định lên tới 10 năm là khoảng thời gian rất dài. Đề nghị cân nhắc kỹ hơn về lộ trình, nếu có thì cũng chỉ khoảng 3 năm, nếu quy định lộ trình dài sẽ giảm tính thời sự và không đáp ứng nhu cầu của thực tiễn cần tăng cường và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Quy định trách nhiệm của lực lượng Công an cơ sở để đảm bảo an ninh, trật tự tại bệnh viện

Phát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết nếu hoàn chỉnh dự thảo Luật theo những ý kiến đóng góp tại phiên họp thì sẽ đủ điều kiện để trình tại Kỳ họp bất thường lần thứ hai, Quốc hội khoá XV.

Đóng góp ý kiến cụ thể liên quan tới Điều 114 dự thảo luật Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh nêu rõ việc đảm bảo an ninh, trật tự cho cơ sở khám, chữa bệnh không chỉ cho người hành nghề và người làm việc trong cơ sở khám, chữa bệnh mà còn phải đảm bảo an toàn cho người dân đến khám, chữa bệnh. Chủ nhiệm Lê Tấn Tới cho rằng, đối tượng về đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự là địa bàn và khu vực cơ sở khám, chữa bệnh; đối tượng cần bảo vệ là người hành nghề, người làm việc tại cơ sở khám, chữa bệnh, người dân và các đối tượng liên quan khác...

Từ thực tế, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới đề nghị khoản 3 Điều 114 dự thảo luật cần bổ sung đối tượng là người dân đến khu vực khám, chữa bệnh.

Các điều kiện đảm bảo về tài chính trong dự thảo Luật còn lúng túng

Dự thảo Luật Khám chữa bệnh (sửa đổi) sẽ có 8 nhóm điểm mới
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu giải trình ý kiến của các thành viên của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp

Phát biểu giải trình ý kiến các thành viên của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, sau khi kết thúc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan thẩm tra để hoàn thiện, tiếp thu nghiêm túc những ý kiến của đại biểu Quốc hội và cố gắng thể hiện tối đa trong dự án luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trong đó, Bộ Y tế đã tập trung vào những nội dung chính liên quan đến việc hoàn thiện các quy định về việc kiểm soát, nâng cao chất lượng của người hành nghề, chất lượng của công tác khám, chữa bệnh và hoàn thiện các quy định liên quan đến việc quản lý các cơ sở khám, chữa bệnh và đảm bảo các điều kiện để triển khai thực hiện.

Đồng thời làm rõ, bổ sung nhiều nội dung liên quan đến các điều kiện đảm bảo hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh như các vấn đề liên quan đến tự chủ, giá, xã hội hóa và các nội dung để đảm bảo các hoạt động khác...

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, đây là luật rất quan trọng, quy định những nội dung khung, nguyên tắc chung liên quan tới công tác khám, chữa bệnh là hoạt động xương sống của ngành y tế. Luật khám bệnh, chữa bệnh đã được ban hành từ năm 2009, đến nay đã hơn 13 năm và đã bộc lộ nhiều vấn đề. Bên cạnh đó, hiện nay đã có cơ sở là cụ thể hóa những ý kiến, chỉ đạo, chủ trương trong các Nghị quyết của Trung ương, tiếp thu những vấn đề hội nhập quốc tế và giải quyết được những vấn đề trong thực tiễn.

Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng ghi nhận các nội dung về xã hội hóa được quy định tiến bộ hơn, quy định nhiều vấn đề để làm, đồng ý Chính phủ quy định vấn đề này để nghị định minh bạch và để bảo vệ cho các thầy thuốc, cho các cơ sở khám, chữa bệnh yên tâm làm việc.

Về các điều kiện bảo đảm công tác khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Chương 10 dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh các cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh vẫn là vấn đề lớn. Vấn đề quan tâm nhất là khái niệm về cấp chuyên môn kỹ thuật và mối quan hệ giữa các cấp, cách thức đảm bảo điều kiện hoạt động của các cấp này hiện dự thảo Luật quy định chưa rõ cần được tiếp tục rà soát, làm rõ.

Về các điều kiện đảm bảo về tài chính, Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ nội dung này trong dự thảo Luật còn lúng túng và cho rằng nội dung này nên quy định thuần túy về tự chủ tài chính, luật hóa một số quy định của Nghị định 60. Về vấn đề tài chính, đề nghị rà soát lại Điều 118 dự thảo Luật, nên quy định theo hướng tự chủ hoàn toàn về tài chính tức là cả chi thường xuyên, chi đầu tư, chi thường xuyên thì được thực hiện các tự chủ khác về tổ chức bộ máy nhân sự theo quy định của pháp luật. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị quy định thêm cơ quan nào đã tự chủ hoàn toàn về tài chính thì phải thực hiện kế toán và kiểm toán, công khai báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

Về giấy phép hành nghề của nước ngoài vào Việt Nam thế nào. Đề nghị rà soát kỹ lưỡng các quy định về đình chỉ giấy phép hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đồng thời phải rà soát lại quy định về từ chối khám bệnh và chữa bệnh để tránh vi phạm quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của người dân theo quy định của Hiến pháp. Bên cạnh đó nên có quy định các giải pháp nâng cao năng lực phòng vệ, phòng ngừa đến mức độ nào và theo cách như thế nào thì được quyền từ chối khám, chữa bệnh và quyền từ chối này là ai quyết định…

Về việc kiểm tra, đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Hội đồng Y khoa quốc gia thực hiện, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý phải quy định rõ địa vị pháp lý của Hội đồng Y khoa quốc gia, làm rõ mô hình, quy định về việc thành lập, ai thành lập…”Một tổ chức quyết định sinh mạng hàng vạn người thì việc hành nghề về lĩnh vực không thể quy định mù mờ được”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Cần quy định cơ chế quản lý tập thể để giám sát đối với bệnh viện thực hiện thu dịch vụ

Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh là một dự án Luật lớn, có liên quan trực tiếp đến người dân, có nhiều ý kiến khác nhau. Chính phủ cũng đang chỉ đạo các cơ quan triển khai, hoàn hiện rất kỹ đối với các nội dung của dự án Luật này.

Dự thảo Luật Khám chữa bệnh (sửa đổi) sẽ có 8 nhóm điểm mới
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại phiên họp

Cảm ơn những ý kiến góp ý rất xác đáng của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, Chính phủ sẽ cố gắng chuẩn bị để trình được dự án Luật này ở Kỳ họp bất thường sắp tới để có nhiều thời gian để xây dựng các nghị định, thông tư hướng dẫn…

Liên quan đến nội dung về Hội đồng Y khoa Quốc gia, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, cả thế giới chỉ còn vài nước chưa làm, mặc dù mô hình khác nhau, không nước nào, giống nước nào.

Sau khi nghiên cứu và thảo luận với các đồng chí ở Tổng hội Y học Việt Nam, Hội Y học Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, tinh thần với điều kiện của Việt Nam vẫn cần vẫn phải thành lập tổ chức mới. Trong đó, Tổng hội Y học Việt Nam sẽ là cơ quan phối hợp.

Về vấn đề về thời hạn, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nêu rõ, ở các nước đều có quy định về thời hạn. Cụ thể có như Campuchia là hằng năm nhưng thủ tục đơn giản. Theo kinh nghiệm quốc tế, việc này cũng giống như cấp giấy phép lái xe.

Về phân tuyến kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, quy định này liên quan đến thanh toán bảo hiểm y tế, nếu không phân cấp kỹ thuật sẽ dẫn tới tình trạng người bệnh dồn lên tuyến, không khám bệnh, chữa bệnh ở tuyến dưới.

Tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ về quy định về tự chủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát và có quy định về nguyên tắc tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

Liên quan tự chủ không trực tiếp đang có nhiều ý kiến khác nhau, qua tham khảo ý kiến của các Giám đốc bệnh viện cho rằng, cần quy định cơ chế quản lý tập thể để giám sát đối với bệnh viện thực hiện thu dịch vụ.

Đồng tình với ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, việc thiết kế luật phải tiến tới giữ được mức độ bao phủ bảo hiểm y tế; bảo hiểm y tế có nhiều mức và tăng quỹ bảo hiểm để giảm sức ép trong việc thanh toán khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế.

Trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến 3 dự án Luật
Quốc hội ban hành Nghị quyết về thí điểm đấu giá biển số ô tô
Phó Chủ tịch Quốc hội: Hoạt động HĐND TP Hà Nội ngày càng sát cơ sở
Đăng Khôi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tổng Bí thư Tô Lâm: đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Tổng Bí thư Tô Lâm: đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Tổng thống Bulgaria bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Bulgaria bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam

Chiều 24/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev cùng Phu nhân Desislava Radeva đã tới Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24-28/11 theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Việt Nam là một đối tác đa phương đáng tin cậy

Việt Nam là một đối tác đa phương đáng tin cậy

Về kết quả chuyến công tác tham dự HNTĐ G20 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Brazil và thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Thanh Bình có cuộc trả lời các cơ quan báo chí…
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung khái niệm “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo”

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung khái niệm “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo”

Đại biểu đề nghị cần nghiên cứu rà soát, điều chỉnh, bổ sung khái niệm “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo” vì phạm vi còn nhỏ hẹp, chưa đầy đủ.
Nên để cơ quan báo chí tự quyết định diện tích quảng cáo

Nên để cơ quan báo chí tự quyết định diện tích quảng cáo

Đại biểu đề nghị nghiên cứu phương án lược bỏ các quy định giới hạn tỷ lệ diện tích quảng cáo trên báo, tạp chí truyền thống, để cơ quan báo chí tự quyết định.
Khai mạc Hội nghị T.Ư Đảng khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ

Khai mạc Hội nghị T.Ư Đảng khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, Bộ Chính trị thống nhất quyết tâm chính trị mạnh mẽ tổng kết sớm toàn diện Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở báo cáo T.Ư có những quyết sách mạnh mẽ được tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy.
Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực

Nghị quyết số 15 - NQ/TW, ngày 5/5/2022, của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh về việc xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế.
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động