Chủ nhật 08/09/2024 14:08
Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 17

Trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến 3 dự án Luật

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 28/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 17 (phiên họp thường kỳ tháng 11/2022).
Trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến 3 dự án Luật
Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp

Cùng dự phiên họp có các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Về phía khách mời có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao Lê Minh Trí; Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn; Thứ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Tỏ; đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, phiên họp thường kỳ thứ 17 (tháng 11/2022) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp dự kiến diễn ra trong 1 ngày để xem xét cho ý kiến một số nội dung.

Thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tổng kết Kỳ họp thứ 4; cho ý kiến bước đầu về chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 5 vào đầu năm 2023; cho ý kiến về nội dung và khả năng chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ hai của Quốc hội.

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể quốc gia là việc hết sức cấp thiết

Chủ tịch Quốc hội cho biết Kỳ họp thứ 4 đã thành công tốt đẹp. Theo thường lệ, sau khi kết thúc kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội căn cứ vào báo cáo đánh giá của các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, thông tin, dư luận của Nhân dân sẽ có đánh giá tổng kết kỳ họp nhằm tiếp tục rút kinh nghiệm cho kỳ họp sau. Đồng thời, với tinh thần chuẩn bị từ sớm, từ xa Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải cho ý kiến ngay để chuẩn bị cho kỳ họp thường kỳ lần thứ 5 (tháng 5/2023).

Trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến 3 dự án Luật
Toàn cảnh phiên họp sáng 28/11

Chủ tịch Quốc hội cho biết thêm, trên cơ sở một số các nhiệm vụ cấp bách, cụ thể, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến, trình Quốc hội giải quyết sớm 7 nội dung. Trong đó có nội dung về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Chủ tịch Quốc hội, nếu để đến Kỳ họp tháng 5 thì các quy hoạch khác, nhất là quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh sẽ có những khó khăn. Vì vậy, việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến để trình Quốc hội xem xét, phê duyệt Quy hoạch tổng thể quốc gia là việc hết sức cấp thiết. Đây là nội dung quan trọng nhất phải giải quyết sớm, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Một nội dung khác dự kiến trình xem xét tại kỳ họp bất thường là dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Đây là nội dung đã được Quốc hội cho ý kiến tại 2 kỳ họp. Quốc hội và Chính phủ cũng thống nhất sẽ dành thêm thời gian để chuẩn bị, nhất là về một số nội dung quan trọng thuộc tài chính, y tế, cơ chế tự chủ tài chính của cơ sở khám, chữa bệnh,... Nếu để đến tháng 5 thì thời gian còn lại để ban hành các văn bản hướng dẫn sẽ rất hạn hẹp. Mục tiêu là ngày 1/1/2024 có hiệu lực. Nếu dự án luật này chuẩn bị tốt thì có thể xem xét thông qua được sớm hơn.

Ngoài ra, còn có một số việc liên quan đến tài chính, ngân sách như vấn đề xử lý các vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT; việc tổng kết đánh giá Nghị quyết 30/2021/QH15 liên quan đến quy định về cơ chế đặc thù, đặc biệt, đặc cách trong công tác phòng chữa bệnh, chống dịch; một số vấn đề liên quan đến bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước; nguồn vốn viện trợ không hoàn lại; điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại của các địa phương; điều chỉnh dự toán kinh phí đảm bảo hoạt động chưa sử dụng hết của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, những nội dung này Chính phủ mới có Tờ trình, chưa có điều kiện để thẩm tra theo quy trình quy định. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ rà soát cho ý kiến về nội những nội dung này và xem xét khả năng tổ chức kỳ họp bất thường.

Thứ hai, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng xem xét cho ý kiến một số nội dung thuộc thẩm quyền về tài chính và ngân sách. Cụ thể: Một là, xem xét việc phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 còn lại của 3 chương trình mục tiêu quốc gia và bổ sung vốn nước ngoài cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025. Hai là, xem xét việc điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương.

Thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc ký Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ về các điều kiện cải tạo, xây dựng và bảo trì các tòa nhà có liên quan đến các cơ quan ngoại giao và lãnh sự 2 bên (Thỏa thuận Coca). Chủ tịch Quốc hội làm rõ, thỏa thuận này thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Tuy nhiên, trong đó có một số nội dung có liên quan đến thuế đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Thứ tư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm miễn nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cũng tại phiên họp sáng 28/11, cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, chỉ xem xét, quyết định các vấn đề cấp bách, đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, và có sự đồng thuận, thống nhất cao...

Quốc hội xem xét xử lý vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí theo hình thức BOT

Báo cáo về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Chính phủ đề nghị trình Quốc hội 5 nội dung trọng tâm, bao gồm:

Thứ nhất, xem xét, quyết định Quy hoạch tổng thể quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch.

Thứ hai, xem xét, thông qua dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).

Thứ ba, xem xét việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết số 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV.

Thứ tư, xem xét, quyết định một số vấn đề về tài chính, ngân sách (gồm: giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí/dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT; việc điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan năm 2021; bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài năm 2021; điều chỉnh vốn vay lại của các địa phương năm 2022).

Thứ năm, cho ý kiến về 3 dự án: Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an Nhân dân.

Đối với nội dung về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh (thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh), Chính phủ đề nghị chưa đưa nội dung này vào chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 2 do chưa chuẩn bị kịp và chưa có kết luận của Bộ Chính trị.

Liên quan đến các đề xuất của Chính phủ, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, đối với nội dung về giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí/dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT: Hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến bằng văn bản về nội dung này và cho rằng đề xuất của Chính phủ chưa có đủ cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý và cơ sở thực tiễn cho việc sử dụng ngân sách Nhà nước để xử lý hỗ trợ/thanh toán các hợp đồng dự án giao thông BOT, đồng thời đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến.

Tổng Thư ký Quốc hội cũng cho biết, đối với 3 dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an Nhân dân: Hiện Chính phủ chưa có đề nghị bổ sung 3 dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, 2023, do đó, đề nghị Chính phủ thực hiện các quy trình, thủ tục xây dựng pháp luật bảo đảm đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;...

Thời gian diễn ra Kỳ họp bất thường lần thứ 2 sẽ diễn ra trong tuần đầu tiên của tháng 1/2023. Liên quan đến hình thức tổ chức, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, tiếp tục cân nhắc một trong hai phương án: phương án 1 theo hình thức họp trực tuyến (tập trung ĐBQH hoạt động chuyên trách và kết nối với các điểm cầu tại địa phương) và phương án 2, tiến hành họp tập trung tại Nhà Quốc hội.

Sẽ lấy ý kiến Nhân dân vào Dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Nhiều ý kiến trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện
Tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi số quốc gia
Nhân lực y tế chưa có chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý
Đăng Khôi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Chủ tịch UBND TP Hà Nội kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3

Chủ tịch UBND TP Hà Nội kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3

Sáng 8/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã thị sát và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Kỳ họp lần thứ 101 ASEAN BAC: đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực của ASEAN BAC Việt Nam

Kỳ họp lần thứ 101 ASEAN BAC: đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực của ASEAN BAC Việt Nam

Ngày 6/9, Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC) Việt Nam tổ chức buổi họp báo tại trụ sở VCCI, Hà Nội, nhằm giới thiệu về Kỳ họp lần thứ 101 của ASEAN BAC và các hoạt động trong năm 2024 của Hội đồng. Sự kiện này đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực của ASEAN BAC Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực và nâng cao vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.
Bảo hộ công dân và thuyền tàu trong bối cảnh bão số 3

Bảo hộ công dân và thuyền tàu trong bối cảnh bão số 3

Bộ Ngoại giao cũng đã cử cán bộ trực 24/24 giờ để kịp thời hỗ trợ, phối hợp với các cơ quan trong và ngoài nước ứng phó với cơn bão số 3...
Thông báo thay đổi thời gian tổ chức Lễ Khai mạc Triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi” năm 2024

Thông báo thay đổi thời gian tổ chức Lễ Khai mạc Triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi” năm 2024

Do cơn bão số 3 đã gây hậu quả lớn cho Thủ đô Hà Nội và dự báo mưa những ngày tới sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi” năm 2024. Vì vậy, Báo Kinh tế và Đô thị thay đổi thời gian tổ chức Lễ khai mạc.
Thủ tướng Chính phủ: rà soát ngay, hỗ trợ cho các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3

Thủ tướng Chính phủ: rà soát ngay, hỗ trợ cho các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3

Sáng 8/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội: tập trung xử lý thông đường giao thông, khôi phục cấp điện, phục vụ tiêu nước

Chủ tịch UBND TP Hà Nội: tập trung xử lý thông đường giao thông, khôi phục cấp điện, phục vụ tiêu nước

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở ngành tập trung xử lý thông đường giao thông sau bão, khôi phục cấp điện, phục vụ tiêu nước, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân Thủ đô.
Đoàn đại biểu TP Hà Nội tri ân 70 gia đình chính sách, người có công tại TP Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu TP Hà Nội tri ân 70 gia đình chính sách, người có công tại TP Hồ Chí Minh

Trong chuỗi hoạt động của Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Đoàn đại biểu TP Hà Nội tổ chức tặng quà, tri ân 70 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh.
Đoàn đại biểu TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Đoàn đại biểu TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Đây là hoạt động chính thức đầu tiên trong Chương trình “Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh” nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Hà Nội trong tôi: miền ký ức thân thương và đầy tự hào của người Hà Nội

Hà Nội trong tôi: miền ký ức thân thương và đầy tự hào của người Hà Nội

Một trong những môn học yêu thích của tôi khi còn ngồi trên ghế nhà trường là môn Lịch sử. Từ những ngày còn đi học, tôi đã luôn hào hứng và say mê với những trận chiến qua từng con chữ, lớn thêm chút nữa, ở cấp học cao hơn, bên cạnh việc say sưa nghe thầy cô giáo thuật lại các trận chiến oai hùng của ông cha ta, không chỉ có tôi, mà tất cả các bạn học sinh đều bị thu hút bởi những thước phim lịch sử được các thầy cô gắn vào bài giảng điện tử.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động