Dồn sức để về đích nông thôn mới
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênPhó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cùng Đoàn công tác TP Hà Nội thăm cơ sở sản xuất hoa lan công nghệ cao tại xã Mỹ Hưng |
Sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa
Thanh Oai được biết đến với nhiều làng nghề, có 44 làng được công nhận làng nghề. Ngay sau khi quy hoạch được phê duyệt, nhiều dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các tuyến đường giao thông đường trục xã, liên xã, đường trục thôn, liên thôn; đường ngõ xóm được triển khai. Trạm y tế, nhà văn hóa và 60 trường học được cải tạo, xây dựng mới, nâng tổng số trường học đạt chuẩn quốc gia chiếm 81%, tăng 46 trường chuẩn so với năm 2010. Ruộng đất sản xuất nông nghiệp cũng được dồn đổi, gắn với quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cải tạo hệ thống kênh mương thủy lợi, trạm bơm, tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của người dân.
Huyện Thanh Oai xác định, phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Thanh Oai đã đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thông mới (NTM) thông qua việc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ứng dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa từ khâu làm đất đến thu hoạch, hình thành các vùng sản xuất lúa, rau, quả ứng dụng công nghệ cao, như: Vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung diện tích hơn 6.000 ha, vùng trồng cây ăn quả 300 ha ở các xã Kim An, Thanh Mai, Cao Viên, Thanh Cao; vùng trồng rau an toàn hơn 100 ha tại thị trấn Kim Bài và các xã Kim An, Xuân Dương, Tam Hưng, Bình Minh; vùng nuôi trồng thủy sản 300 ha ở các xã: Liên Châu, Tân Ước, Hồng Dương, Dân Hòa... phát triển theo hướng VietGAP và hữu cơ.
Huyện đã xây dựng thành công 31 sản phẩm OCOP. Đặc biệt, nhãn hiệu sản phẩm cây trồng như: gạo thơm Bối Khê xã Tam Hưng, gạo Bồ Nâu xã Thanh Văn, cam đường xã Kim An... từng bước nâng cao giá trị nông sản, thu nhập cho nông dân. Giá trị sản xuất bình quân trên diện tích đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản của huyện đạt hiệu quả, năm 2020 đạt hơn 290 triệu đồng/ha; thu nhập bình quân đạt hơn 60 triệu đồng/người/năm.
Tính đến hết năm 2021, toàn huyện có 57 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP. Huyện đề ra mục tiêu năm 2022: Tăng trưởng kinh tế đạt 11,4%; thu nhập bình quân đầu người đạt 65 triệu đồng; có 3 xã (Tân Ước, Kịm Thư, Liên Châu) đạt chuẩn NTM nâng cao, xã Hồng Dương đạt NTM kiểu mẫu...
Về với xã Hồng Dương...
Ông Nguyễn Văn Thanh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Hồng Dương cho biết, năm 2013 xã Hồng Dương được công nhận “Đạt chuẩn NTM năm 2013”, là xã đầu tiên của huyện Thanh Oai đạt 19/19 tiêu chí theo quy định, đặc biệt là “Tiêu chí về y tế”.
Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia của xã và vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, thường xuyên đón các đoàn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về thăm quan, khảo sát mô hình. Bên cạnh đó, phải kể đến sự đóng góp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực giáo dục với những thành tích tiêu biểu như: trường cấp I, II của xã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba thời kỳ đổi mới và 12 năm nhận danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc (từ 2008 -2021); trường mầm non của xã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
Ngay từ những ngày đầu thực hiện chương trình NTM, xã đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo huyện Thanh Oai. Bên cạnh đó, hệ thống chính trị của xã Hồng Dương đã làm tốt công tác tuyên truyền để Nhân dân nhận thức rõ nhiệm vụ, mục tiêu của việc xây dựng NTM nâng cao, biến chủ trương thành nguyện vọng chính đáng của Nhân dân.
Hiện nay, xã Hồng Dương đang tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng hiệu quả và phát triển bền vững; đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất, kinh doanh và nâng cao thu nhập.
Thời gian tới, xã tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng bộ tiêu chí NTM nâng cao trên địa bàn xã. Cụ thể: Phấn đấu, cơ sở hạ tầng nông thôn được nâng cấp đầu tư; trạm y tế, trường học khang trang, xanh - sạch - đẹp; 100% các thôn có nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng, sân chơi thể thao thu hút được đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia sinh hoạt. Hằng năm có trên 90% hộ gia đình trong xã đạt danh hiệu gia đình văn hóa; chất lượng giáo dục và đào tạo ngày càng được nâng cao đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới; bảo đảm an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Công tác quân sự, quốc phòng địa phương, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, việc tiếp cận pháp luật của Nhân dân ngày càng được nâng cao.
Để huyện Thanh Oai có thể đáp ứng tiêu chí lên quận vào giai đoạn 2025-2030, huyện đề nghị TP quan tâm phê duyệt quy hoạch sử dụng đất giai đoạn năm 2021-2030 huyện Thanh Oai và quy hoạch vùng huyện giai đoạn năm 2021-2030, đảm bảo tiêu chí quy hoạch 60% diện tích đất tự nhiên là đất phi nông nghiệp và 40% diện tích còn lại là đất nông nghiệp; chỉ đạo các chủ đầu tư dự án nước sạch đã được UBND TP phê duyệt đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án trên địa bàn; phân cấp cho UBND huyện phê duyệt, đồng thời, hệ số điều chỉnh giá đất cụ thể và giá khởi điểm (đối với các trường hợp thửa đất, khu đất có giá trị dưới 30 tỷ đồng) để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại