Thứ tư 29/03/2023 01:22

Đối thoại Biển lần thứ 8 tại Hà Nội

Sáng 29/6/2022, tại Hà Nội, Đối thoại Biển lần thứ 8 với chủ đề “Kỷ niệm 40 năm UNCLOS: thúc đẩy hợp tác biển ở Đông Nam Á” do Học viện Ngoại giao (DAV), Đại sứ quán Úc tại Việt Nam và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS) đồng tổ chức đã khai mạc.
Đối thoại Biển lần thứ 8 tại Hà Nội
Đối thoại có sự tham gia đông đảo của hơn 150 đại biểu tham dự trực tiếp

Đối thoại có sự tham gia đông đảo của hơn 150 đại biểu tham dự trực tiếp và hơn 100 đại biểu đăng ký tham dự trực tuyến; trong đó có 15 diễn giả là các chuyên gia uy tín từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, đại diện từ Liên Hợp Quốc, đại diện của trên 20 cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có 3 Đại sứ và gần 50 đại biểu, cùng hơn 20 hãng thông tấn, truyền hình đã đăng ký tham gia đưa tin về Đối thoại.

Phát biểu chào mừng tại Đối thoại, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh việc thông qua Công ước Liên hợp quốc về Luật biển cách đây 40 năm là một dấu mốc lịch sử trong quá trình phát triển của luật biển quốc tế. Lần đầu tiên, một khung pháp lý toàn diện, một bản “hiến pháp” của các đại dương được thiết lập.

Kể từ đó, Công ước Luật biển đã chứng minh được giá trị phổ quát và được kết tinh thành luật tập quán quốc tế. Cho đến nay, Công ước tiếp tục đóng vai trò nền tảng trong sự phát triển luật biển quốc tế, và trong thúc đẩy hòa bình, an ninh, hợp tác giữa các quốc gia và sự phát triển bền vững của các đại dương và biển cả.

Ông Phạm Quang Hiệu khẳng định, trong 40 năm qua, trật tự pháp lý được thiết lập theo Công ước Luật biển đã góp phần lớn trong duy trì hòa bình và ổn định quốc tế. Việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế theo đó cũng được đẩy mạnh.

Trước ngày càng nhiều thách thức trên biển, cộng đồng quốc tế cần duy trì thượng tôn pháp luật và tuân thủ một cách thiện chí các nghĩa vụ pháp lý theo Công ước, đặc biệt là trong việc đưa ra các yêu sách và tiến hành các hoạt động trên biển. Các quốc gia cần thúc đẩy hợp tác ở cấp độ quốc tế và khu vực để bảo tồn và sử dụng bền vững các biển và đại dương, đồng thời đảm bảo quyền tự do hàng hải và các hoạt động hàng hải hợp pháp.

Năm 2021, Việt Nam vinh dự là một trong 12 nước sáng lập Nhóm bạn bè của UNCLOS tại Liên Hợp Quốc và cam kết tuân thủ và thúc đẩy Công ước Luật Biển, Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Ông Phạm Quang Hiệu nêu lại kỳ vọng rằng Nhóm sẽ góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết về Công ước, chia sẻ các thông lệ tốt trong việc áp dụng Công ước để phân định biển, giải quyết hòa bình các tranh chấp và quản lý đại dương, qua đó hỗ trợ việc thực hiện Công ước và đáp ứng lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

Đối với khu vực, ông Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh việc áp dụng các giá trị phổ quát UNCLOS để thúc đẩy hợp tác trên cơ sở tôn trọng các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các quốc gia ven biển cũng như các quốc gia không có biển, giữa các quốc gia là thành viên cũng như chưa phải là thành viên của UNCLOS nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, thúc đẩy quản lý bền vững Biển Đông.

Để đạt được mục tiêu này, các quốc gia cần nỗ lực tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật Biển; nâng cao lòng tin, tự kiềm chế, không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm tình hình hoặc leo thang căng thẳng ở Biển Đông, đồng thời, tuân thủ Công ước trong việc xác định các yêu sách trên biển và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

Tại phiên khai mạc Đối thoại Biển lần thứ 8, cựu Thẩm phán Toà án Luật biển Quốc tế Rüdiger Wolfrum (người Đức) đã có bài phát biểu dẫn đề quan trọng kỷ niệm 40 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, đồng thời nhắc lại và nhấn mạnh vai trò cơ bản của Công ước đối với sự phát triển của luật biển quốc tế và thúc đẩy hòa bình, an ninh, hợp tác giữa các quốc gia, và sự phát triển bền vững của biển và đại dương.

Trong bài phát biểu của mình, cựu Thẩm phán đã phân tích đóng góp của các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế được thiết lập theo Công ước trong việc tạo ra những cơ chế bình đẳng, khách quan, giúp các quốc gia lớn và nhỏ trên thế giới giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.

Cựu Thẩm phán khẳng định Công ước Luật biển cần được áp dụng một cách toàn diện, không nên tách rời mà cần gắn liền giữa cơ chế giải quyết tranh chấp với tất cả các quy định pháp lý của UNCLOS và luật pháp quốc tế. Phán quyết của các Tòa án quốc tế không chỉ thuần tuý ràng buộc với các bên tham gia tranh chấp mà còn là cơ sở cho hợp tác chung, có tác động tới khu vực và cộng đồng quốc tế.

Đã qua 40 năm kể từ khi Công ước Luật biển ra đời, thế giới đang đứng trước những thách thức mới như vấn đề mực nước biển dâng, đánh bắt quá mức… Cựu Thẩm phán đánh giá Công ước Luật Biển đã là một cơ chế tiên tiến so với các cơ chế truyền thống, song Công ước sẽ tiếp tục được cải thiện để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới trong thời gian tới.

Đối thoại Biển lần thứ 8 diễn ra ngày 29/6/2022, tập trung vào Luật biển Quốc tế và các khía cạnh và khả năng hợp tác tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm 4 phiên với các chủ đề: UNCLOS và khu vực Đông Nam Á: Các chủ đề chưa được nghiên cứu đầy đủ; Giảm thiểu khí thải từ các hoạt động vận tải; Nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc gia ở các vùng biển nửa kín: Khía cạnh pháp lý, thực tiễn quốc gia, và tương lai phía trước; Bảo tồn và sử dụng bền vững các khu vực đa dạng sinh học ngoài quyền tài phán quốc gia.

Tháo gỡ khó khăn chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân Hà Nội Tháo gỡ khó khăn chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân Hà Nội
Ấn Độ ủng hộ ASEAN thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin Ấn Độ ủng hộ ASEAN thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin
Thông điệp về đối thoại thẳng thắn, hợp tác chân thành, và hài hòa trong tất cả các lợi ích Thông điệp về đối thoại thẳng thắn, hợp tác chân thành, và hài hòa trong tất cả các lợi ích
ASEAN và Canada cần phối hợp chặt chẽ, khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có ASEAN và Canada cần phối hợp chặt chẽ, khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có
Gia Bảo
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Mexico khâm phục và đánh giá cao những thành tựu quan trọng về mọi mặt của Việt Nam

Mexico khâm phục và đánh giá cao những thành tựu quan trọng về mọi mặt của Việt Nam

Nhận lời mời của Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Carmen Moreno Toscano (Các-men Mô-rê-nô Tốt-xca-nô), Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Mê-hi-cô (Estados Unidos Mexicanos) thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27-29/3/2023 và đồng chủ trì Phiên tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam

Ngày 28/3 tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp đồng chí Vương Ninh, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Hà Nội sẽ tăng mạnh việc phân cấp, ủy quyền tại nhiều sở của thành phố

Hà Nội sẽ tăng mạnh việc phân cấp, ủy quyền tại nhiều sở của thành phố

Chiều 28/3, Ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế TP Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ 7 (nhiệm kỳ 2020 - 2025) để đánh giá kết quả công tác quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2023. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng - Tr
Hà Nội là điểm đến an toàn, hấp dẫn về đầu tư, thương mại, văn hóa, du lịch

Hà Nội là điểm đến an toàn, hấp dẫn về đầu tư, thương mại, văn hóa, du lịch

UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 101/KH-UBND về tổ chức hoạt động thông tin đối ngoại năm 2023.
Tội phạm về trật tự xã hội giảm trên 13%, tai nạn giao thông giảm ở cả 3 tiêu chí

Tội phạm về trật tự xã hội giảm trên 13%, tai nạn giao thông giảm ở cả 3 tiêu chí

Ngày 28/3, Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết công tác công an quý I/2023 và triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2023 bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Bộ Công an (tại Hà Nội) đến điểm cầu Công an 63 tỉnh, TP.
Hà Nội miễn, giảm phí, lệ phí đối với dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội miễn, giảm phí, lệ phí đối với dịch vụ công trực tuyến

Ngày 28/3, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn ký ban hành Văn bản số 844/UBND-KSTTHC về việc tổ chức thực hiện miễn, giảm các khoản thu phí, lệ phí đối với các dịch vụ công trực tuyến khi công dân nộp hồ sơ trực tuyến.
Hà Nội nên xem nghiên cứu khoa học là một tiêu chí đánh giá cán bộ

Hà Nội nên xem nghiên cứu khoa học là một tiêu chí đánh giá cán bộ

"TP Hà Nội cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế để khuyến khích, động viên các cán bộ, nhân viên có khát vọng, đam mê nghiên cứu khoa học, để nghiên cứu khoa học trở thành nhu cầu; đồng thời nên coi nghiên cứu khoa học cũng là một tiêu chí đánh giá cán bộ" - GS
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Tăng cường công tác truyền thông chính sách; đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình phục hồi, phát triển KTXH... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 18-24/3/2023.
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần

Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn để thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; tập trung giải quyết những vướng mắc kéo dài liên quan đến quản lý và sử dụng đất; thành lập 5 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công;... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 13-17/3/2023.

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn X
Phiên bản di động