Thứ tư 24/04/2024 14:12

Ấn Độ ủng hộ ASEAN thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Ngày 16/6/2022, tại New Delhi, Ấn Độ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã cùng các Bộ trưởng Ngoại giao, đại diện cấp cao của các nước ASEAN và Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ tham dự Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Ấn Độ nhân Kỷ niệm 30 năm quan hệ đối tác hai bên (1992-2022). Trước đó, đã đến chào xã giao Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (Na-ren-đra Mô-đi).
Ấn Độ ủng hộ ASEAN thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chào xã giao Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ khẳng định, ASEAN không chỉ là trụ cột quan trọng trong chính sách Hành động hướng Đông mà còn cả trong tổng thể chính sách đối ngoại và là trọng tâm Sáng kiến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPOI) của Ấn Độ.

Ấn Độ ủng hộ ASEAN đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực, coi trọng mối quan hệ láng giềng gần gũi với ASEAN và mong muốn nâng quan hệ ASEAN - Ấn Độ lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Các Bộ trưởng ASEAN nhấn mạnh mối liên kết truyền thống hàng thế kỷ giữa Ấn Độ và Đông Nam Á, tạo nền tảng cho quan hệ ASEAN - Ấn Độ đạt nhiều tiến triển qua 3 thập kỷ. Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi COVID-19, hai bên đã phối hợp duy trì và thúc đẩy quan hệ phát triển tích cực, năng động. Hiện Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 7 của ASEAN với kim ngạch thương mại hai chiều tăng gần 23 lần 30 năm qua.

Hướng tới tương lai, các Bộ trưởng nhất trí phối hợp thúc đẩy quan hệ ASEAN - Ấn Độ phát huy vai trò chiến lược, đóng góp hiệu quả cho hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực, thông qua triển khai hiệu quả Tuyên bố ASEAN - Ấn Độ về Hợp tác về Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực năm 2021, Kế hoạch hành động ASEAN-Ấn Độ 2021-2025 và khai thác hiệu quả thị trường ASEAN - Ấn Độ rộng lớn gần 2 tỷ người dân với tổng GDP đạt gần 6 nghìn tỷ USD. ASEAN nhất trí sẽ thảo luận với Ấn Độ về thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Ấn Độ thực chất, hiệu quả và cùng có lợi.

Theo đó, ASEAN và Ấn Độ nhất trí tiếp tục ưu tiên phục hồi, nâng cao năng lực y tế, bảo đảm cung ứng đầy đủ vắc-xin và thuốc điều trị; tăng cường hợp tác biển bền vững, ứng phó khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia và bạo lực cực đoan;

Đẩy mạnh trao đổi kinh tế, thương mại nhằm sớm đạt được mục tiêu 200 tỷ USD kim ngạch thương mại, triển khai hiệu quả FTA ASEAN- Ấn Độ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường của nhau. Đồng thời, thúc đẩy kết nối, bao gồm kết nối vật chất, kết nối số và giao lưu văn hoá, du lịch, kết nối người dân.

Hai bên nhất trí sớm nối lại thảo luận xây dựng Hiệp định vận tải hàng không ASEAN - Ấn Độ, tăng cường hợp tác ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đồng thời mở rộng hợp tác chuyển đổi năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển xanh và bền vững.

Ấn Độ khẳng định, sẽ đóng góp vào nỗ lực thúc đẩy hội nhập khu vực thông qua Sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI), phát triển tiểu vùng thông qua Hợp tác Mê Công - Sông Hằng, thu hẹp khoảng cách phát triển, hợp tác nông nghiệp, quản lý nguồn nước, khoa học công nghệ, năng lượng, giáo dục…

Trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực, ASEAN và Ấn Độ khẳng định tiếp tục phối hợp duy trì hoà bình, ổn định, an ninh và an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông.

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ khẳng định ủng hộ lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông, đề cao luật pháp quốc tế và nhấn mạnh Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 là khung khổ điều chỉnh các hành vi trên biển và đại dương.

Ấn Độ ủng hộ ASEAN thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC), xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC) thực chất, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982. Ấn Độ khẳng định tiếp tục ủng hộ vai trò và nỗ lực của ASEAN hỗ trợ Myanmar tìm giải pháp ổn định tình hình.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá cao ý nghĩa năm 2022 kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ASEAN - Ấn Độ, trùng với dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Ấn Độ, đồng chúc mừng Ấn Độ nhân 75 năm Ngày Độc lập.

Bộ trưởng nhấn mạnh quan hệ truyền thống lâu đời giữa Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á, khởi nguồn từ những mối liên hệ và giao lưu lịch sử về văn hoá và giao thương hàng nghìn năm qua, đã xây đắp và tăng cường sự hiểu biết và tin cậy của lãnh đạo và người dân hai bên, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Ấn Độ phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực trong 30 năm qua. Từ người láng giềng gần gũi, Ấn Độ nay đã trở thành một đối tác quan trọng và tin cậy của ASEAN.

Xuất phát từ quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Ấn Độ, Bộ trưởng cho rằng đã đến lúc ASEAN và Ấn Độ cần đưa quan hệ chiến lược và hợp tác toàn diện lên tầm cao mới, đóng góp cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới.

Theo đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị ASEAN và Ấn Độ cần chung tay đề cao và tiếp tục phát huy những giá trị chung mà hai bên cùng chia sẻ, thúc đẩy đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin, hài hoà khác biệt, hạn chế bất đồng, giảm thiểu xung đột, đóng góp tích cực cho hoà bình, ổn định và phát triển tại khu vực.

Nhấn mạnh tiềm năng to lớn của hai bên, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị ASEAN và Ấn Độ tăng cường hỗ trợ lẫn nhau nâng cao năng lực y tế, phối hợp triển khai hiệu quả Hiệp định FTA ASEAN-Ấn Độ, kết nối, mở rộng hợp tác chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, phát triển tiểu vùng, bao gồm Hợp tác Mê Công - Sông Hằng.

Chia sẻ với Hội nghị, Bộ trưởng đánh giá cao Ấn Độ ủng hộ lập trường của ASEAN về Biển Đông, đề nghị Ấn Độ ủng hộ các nỗ lực của ASEAN xây dựng Biển Đông thành vùng biển hoà bình, ổn định, hợp tác và thân thiện với môi trường, đóng góp tích cực cho hoà bình, an ninh và phát triển thịnh vượng trong khu vực và thế giới.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có các cuộc tiếp xúc bên lề với Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi (Rét-nô Ma-xu-đi) và Bộ trưởng Ngoại giao Brunei Dato Erywan Pehin Yusof (Đa-rút-xa-lam Đa-tô E-ri-oăn Pơ-hin Y-u-xúp).

Tối cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ cùng các Bộ trưởng Ngoại giao và đại diện cấp cao của các nước ASEAN tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận cấp Bộ trưởng trong khuôn khổ Đối thoại Delhi lần thứ 12 về chủ đề “30 năm quan hệ ASEAN-Ấn Độ”.

Áo nằm trong nhóm 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tiếp xã giao Thứ trưởng Ngoại giao Italia
Cuộc họp Tham vấn Quan chức Cao cấp (SOM) ASEAN-Trung Quốc lần thứ 28
Gia Bảo
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin

Sáng 22/4, nhân kỷ niệm 154 năm Ngày sinh V.I.Lênin (22/4/1870-22/4/2024), Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh dẫn đầu đã tới dâng hoa tại Tượng đài V.I.Lênin ở Công viên Lênin (đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình).
Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Cơ hội chia sẻ tiếng nói, ý tưởng về tầm nhìn chiến lược cho ASEAN

Nhân dịp Việt Nam tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 vào ngày 23/4 tới tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã chia sẻ với báo chí những kỳ vọng và mục tiêu của Việt Nam đối với sự kiện này.
Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Hà Nội: khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm

Ngày 19/4, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm của thành phố giai đoạn 2021 - 2025 chủ trì hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo.
Bộ Công an thông tin về hành vi bỏ lại phương tiện để trốn việc nộp phạt

Bộ Công an thông tin về hành vi bỏ lại phương tiện để trốn việc nộp phạt

Để tránh phải nộp phạt khi vi phạm nồng độ cồn, nhiều chủ xe đã chọn cách bỏ lại phương tiện. Tuy nhiên, hành vi trên là việc làm sai lầm. Bởi lẽ, dù người vi phạm bỏ phương tiện bị tạm giữ lại, thì việc xử phạt vẫn có hiệu lực.
Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô gắn với phát triển du lịch

Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô gắn với phát triển du lịch

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô là sự kiện trọng đại của đất nước nói chung và Thủ đô nói riêng. Nhiều hoạt động, sự kiện, văn hóa thể thao được tổ chức quy mô lớn toàn quốc và khu vực, hướng tới phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa, quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn TP.
ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững

ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững

Sau Phiên Khai mạc vào sáng 23/4, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 tiếp tục với hai phiên toàn thể với chủ đề “ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững” và “Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm”.
Nhiều hoạt động ý nghĩa với hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Nhiều hoạt động ý nghĩa với hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”

Nhằm giáo dục cho thanh, thiếu nhi về ý nghĩa của Chiến thắng Điện Biên Phủ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức chuỗi hoạt động về nguồn với các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng…
Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Đôn Tuấn Phong cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được Quốc hội xem xét, trong đó có các quy định phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng. Hà Nội cần có ý kiến, kiến nghị từ thực tiễn để quy định cụ thể vấn đề này trong Luật, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả thi hành Luật.
Lấy ý kiến người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Lấy ý kiến người dân về chính sách bồi thường, định giá đất

Tại cuộc họp với Bộ Tài Nguyên & Môi trường (TN&MT) và một số bộ, ngành liên quan về tiến độ xây dựng các văn bản thi hành Luật Đất đai, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết, bảo đảm đủ điều kiện để Quốc hội xem xét, cho phép Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực vào ngày 1/7/2024 (sớm hơn 5 tháng so với quy định ở luật là ngày 1/1/2025). Điều này đòi hỏi các bộ, ngành nỗ lực, quyết tâm rất lớn...

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động