Tháo gỡ khó khăn chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân Hà Nội
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên Các đại biểu tham dự chương trình Thủ tướng đối thoại với công nhân tại điểm cầu Hà Nội. |
Ngày 12/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp gỡ, đối thoại với 4.500 công nhân tại tỉnh Bắc Giang cùng 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố và Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với công nhân lao động tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang. Ảnh: VGP. |
Về phía điểm cầu TP Hà Nội có: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Chủ tịch LĐLĐ TP Nguyễn Phi Thường; Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng; cùng lãnh đạo một số sở, ngành TP và hơn 60 công nhân các ngành Chế xuất, Xây dựng, Công thương đại diện cho đội ngũ công nhân Thủ đô.
Cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa công nhân và Thủ tướng diễn ra trong không khí sôi động, nhiều ý kiến đưa ra tập trung vào 10 nhóm vấn đề lớn như: vấn đề tăng lương tối thiểu vùng, hướng tới lương đủ sống, có tích lũy đối với người lao động và chính sách tiền lương mới; Việc rà soát, sửa đổi toàn diện pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo đảm quyền lợi của công nhân lao động; Công tác chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giải quyết chế độ, chính sách, các gói hỗ trợ công nhân lao động; Vấn đề quy hoạch, dành quỹ đất và tháo gỡ cơ chế, chính sách để triển khai xây dựng nhà ở, nhà trẻ, trường học, nơi khám chữa bệnh, nơi sinh hoạt văn hóa cho công nhân lao động, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất;
Về chính sách hỗ trợ tín dụng cho công nhân lao động; công tác đào đào tạo nghề; Về tăng cường kiểm tra, tranh tra, giám sát, xử lý nghiêm tình trạng vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động đối với người lao động; Về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự tại nơi làm việc, nơi ở của công nhân lao động; bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các khu công nghiệp vào giờ cao điểm; Vấn đề giá nhà trọ, giá điện; việc tăng giá sách giáo khoa; vấn đề con công nhân khó tiếp cận các trường học công trên địa bàn do không có hộ khẩu thường trú…
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến dự chương trình tại điểm cầu TP Hà Nội. |
Đặt câu hỏi đối thoại với Thủ tướng tại điểm cầu TP Hà Nội, công nhân Lê Nguyễn Ngọc Thủy (Công ty TOTO Việt Nam, KCN Thăng Long, TP Hà Nội) cho rằng, để bảo đảm đời sống NLĐ, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc về chính sách trợ cấp đối với trẻ mầm non là con công nhân, NLĐ làm việc tại KCN; chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho CNLĐ vì đến nay còn nhiều người chưa được hưởng, nhất là tiền hỗ trợ thuê nhà.
Công nhân Lê Nguyễn Ngọc Thủy (Công ty TOTO Việt Nam, KCN Thăng Long, TP Hà Nội) kiến nghị về vấn đề hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân lao động. |
Trả lời, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết: Có thể nói 2 năm qua, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là các đồng chí lãnh dạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, rất quyết liệt trong việc chỉ đạo ban hành các chính sách liên quan đến NLĐ và người yếu thế.
Có nhiều chính sách chưa có tiền lệ, ban hành sớm nhất và được triển khai hiệu quả nhất. Đó là Nghị quyết 68/NQ-CP về chính sách hỗ trợ NLĐ, Nghị quyết 116/NQ-CP về hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động.
Cho đến nay, tổng kết 2 Nghị quyết này đã có 55 triệu lượt người được thụ hưởng 81.000 tỷ. Nghị quyết 68/NQ-CP có 12 nhóm chính sách thì chỉ còn 1 nhóm chính sách hỗ trợ đào tạo đến 31/6/2022 sẽ kết thúc, còn tất cả 11 nhóm chính sách hỗ trợ NLĐ đã kết thúc.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung. Ảnh: VGP. |
Còn Nghị quyết 116/NQ-CP cho đến nay còn 2 đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp sẽ phấn đấu báo cáo Thường vụ Quốc hội để tiếp tục hỗ trợ nốt. Như vậy có thể thấy các chính sách được bao phủ tương đối rộng rãi. Đối với lao động và con em CNLĐ là nội dung được chúng tôi rất quan tâm trong xây dựng chính sách. Tất cả các cháu mồ côi cha mẹ đều có chính sách riêng.
Tổ chức UNICEF đã đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia chăm sóc trẻ em mồ côi tốt nhất thế giới. Trẻ em có mẹ là F1, F0 sinh ra các cháu trong thời điểm dịch Covid-19 cũng được hỗ trợ; phụ nữ, người cao tuổi cũng đều có chính sách hỗ trợ.
Riêng về chính sách hỗ trợ nhà ở, thực hiện Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội sau dịch Covid-19. Đây là một trong những chính sách được triển khai nhanh nhất, sớm nhất. Hiện nay chỉ có 2 tỉnh không có đối tượng hỗ trợ là Điện Biên và Lai Châu, còn lại 61 tỉnh, thành phố đã tập hợp xong danh sách này.
Chúng tôi dự kiến sau khi địa phương tập hợp lên, khoảng 3,4 triêu lượt người sẽ được hỗ trợ, chia làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là hỗ trợ người kiên trì bám trụ sản xuất; nhóm thứ hai là hỗ trợ NLĐ quay trở lại sản xuất.
Hiện nay, ở các địa phương đã bắt đầu triển khai hỗ trợ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn vướng một số lý do như: nhiều địa phương thêm thủ tục niêm yết công khai; có một bộ phận NLĐ hoặc DN muốn nhận 3 tháng, như vậy từ tháng 4 đến nay thì hết tháng 6 mới nhận một lần. Ngoài ra, một số địa phương đề nghị T.Ư cho ứng nguồn, theo đó tổng số tiền dự kiến 6.600 tỷ sẽ lấy từ nguồn tăng thu ngân sách T.Ư để hỗ trợ NLĐ.
Bộ LĐTB&XH đã cùng Bộ Tài chính thống nhất và sau khi xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ, sẽ xin ý kiến Quốc hội cho phép ứng 70% kinh phí này để tất cả các địa phương triển khai, bảo đảm 15/8 theo đúng quy định sẽ kết thúc chính sách này với kết quả tốt nhất.
Bổ sung nội dung hỗ trợ tiền thuê nhà và các chính sách hỗ trợ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người lao động. Tuy nhiên, có nơi, có lúc chưa thực hiện triệt để, kịp thời chính sách này.
Thủ tướng đề nghị Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính phối hợp với các địa phương, các địa phương chủ động hơn thực hiện việc này tại địa phương mình. “Tiền đã có rồi, các địa phương căn cứ các quy định để triển khai sớm, tiếp tục hoàn thiện thủ tục, không để anh chị em CNLĐ băn khoăn, lo lắng” - Thủ tướng nói.
Về nhà ở cho công nhân, Thủ tướng cho biết đã chỉ đạo, làm việc với Bộ Xây dựng nhiều lần về vấn đề này. Người đứng đầu Chính phủ đề nghị lãnh đạo Bộ Xây dựng làm rõ về những việc đã làm được, chưa làm được, những giải pháp thời gian tới, có bước đi phù hợp, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của NLĐ nói chung, trong đó có công nhân.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với công nhân 9h ngày 12/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có cuộc gặp gỡ, đối thoại với công nhân trong chương trình có chủ đề ... |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại