Thứ sáu 22/11/2024 12:03
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Điểm ưu đãi, vượt trội giúp phát triển công nghiệp văn hóa

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bà Phạm Thị Lan Anh - Trưởng phòng Quản lý Di sản, Sở VH&TT Hà Nội cho biết, những quy định mới và điểm ưu đãi, vượt trội dành cho phát triển văn hóa đã được nêu trong một số Điều của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), chính là sự tháo gỡ bước đầu cho vấn đề trọng tâm của TP Hà Nội trong phát triển công nghiệp văn hóa.
Điểm ưu đãi, vượt trội giúp phát triển công nghiệp văn hóa
Bà Phạm Thị Lan Anh - Trưởng phòng Quản lý Di sản, Sở VH&TT Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng.

Phát triển bền vững dựa trên nguồn lực văn hóa

Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), bà Phạm Thị Lan Anh - Trưởng phòng Quản lý Di sản, Sở VH&TT Hà Nội cho biết, mục tiêu của Hà Nội hướng đến phát triển bền vững dựa trên nguồn lực văn hóa mà Hà Nội đã cam kết khi gia nhập mạng lưới các TP sáng tạo. Ngoài đường lối, chủ trương, cơ chế, chính sách Hà Nội tiếp tục đầu tư thỏa đáng cho lĩnh vực văn hóa.

Năm 2022, TP đã ban hành Nghị quyết, bổ sung nguồn vốn cho bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, dự kiến trên 14.000 tỷ đồng, trọng tâm là đầu tư cho tu bổ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Với những chủ trương, Nghị quyết và kế hoạch cụ thể sẽ góp phần quan trọng bảo tồn văn hóa di sản nghìn năm của Thăng Long - Hà Nội.

Bà Phạm Thị Lan Anh cho biết thêm, những quy định mới và điểm ưu đãi, vượt trội dành cho phát triển văn hóa đã được nêu trong một số điều của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), chính là sự tháo gỡ bước đầu cho vấn đề trọng tâm của TP Hà Nội trong phát triển công nghiệp văn hóa. Ngoài 12 nhóm ngành chung, Hà Nội còn quan tâm nhóm ngành ẩm thực - nhóm ngành đã được UNESCO đưa vào là một lĩnh vực được công nhận và vinh danh trong mạng lưới các TP sáng tạo.

Trong đó, trung tâm công nghiệp văn hóa được coi là trung tâm của cả 13 lĩnh vực này, nhưng chưa có tiền lệ đối với Việt Nam, nên TP Hà Nội đã đặt ra vấn đề này đối với các cơ quan Trung ương cũng như các đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, chính vì chưa có tiền lệ, chưa có mô hình nên việc nói rằng “Hà Nội gặp vướng mắc” trong trình tự thủ tục hay các vấn đề khác liên quan, thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa cũng chưa thỏa đáng. Do đó, chỉ cần trong Luật Thủ đô (sửa đổi) có một câu đề cập đến vấn đề này, chúng ta sẽ bàn thảo được cụ thể hơn trong thực hiện trên thực tế. Có thể thấy, hiện nay các không gian sáng tạo ở khối doanh nghiệp hay tư nhân đang rất trông chờ những ưu đãi về hợp tác công - tư, về thuế…

Điểm ưu đãi, vượt trội giúp phát triển công nghiệp văn hóa

Hình ảnh múa rồng tại phố đi bộ hồ Gươm. Ảnh: Khánh Huy.

Hình thành không gian văn hóa

Theo bà Phạm Thị Lan Anh, mới đây, các quận Ba Đình, Long Biên, Tây Hồ đã phối hợp những cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức phát động Cuộc thi về ý tưởng thiết kế không gian văn hóa khu vực bãi giữa sông Hồng…

Để những điều này được thực hiện sẽ không còn là nhiệm vụ của riêng các nhà làm văn hóa, mà còn là việc của chính quyền các quận, huyện, thị xã; giúp hình thành được những không gian văn hóa có quy mô hoặc ngay từ những không gian nhỏ, từ đó sẽ khái quát lên để có những chính sách phù hợp cho không gian lớn hơn. Hy vọng những mô hình và ưu đãi như vậy sẽ giúp việc hình thành trung tâm văn hóa Thủ đô cho từng nhóm ngành cụ thể, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội tốt hơn.

Cùng chia sẻ về vấn đề trên, PGS. TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khóa XV cho biết, trong những phiên thảo luận tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XV, mục tiêu phát triển văn hóa Thủ đô nhận được sự quan tâm rất nhiều của các đại biểu Quốc hội. Vì trong xu thế chung, vấn đề văn hóa ngày càng được chú trọng. Ở cấp địa phương, Hà Nội chính là Thủ đô, là trung tâm mà chúng ta mong muốn văn hóa được phát triển mạnh mẽ nhất. Vì Hà Nội là tấm gương cho cả nước, truyền cảm hứng cho những địa phương khác. Chính vì thế các đại biểu Quốc hội rất tán thành có những cơ chế đặc thù để phát triển văn hóa Hà Nội.

"Tôi nhớ rằng các đại biểu đã rất tâm đắc khi dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này có rất nhiều điều khoản cho phát triển văn hóa, thậm chí mọi người còn mong muốn không chỉ dừng ở những quy định đã được ban soạn thảo thể hiện trong dự thảo Luật mà còn phải có nhiều hơn nữa các cơ chế đầu tư", PGS Bùi Hoài Sơn chia sẻ.

Ví dụ trong dự thảo Luật lần trước chỉ đưa ra một số lĩnh vực của ngành công nghiệp văn hoá, trong khi đó công nghiệp văn hóa gồm 12 lĩnh vực. Khi đưa ra vấn đề, các đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi, tại sao không phải tất cả 12 lĩnh vực của công nghiệp văn hóa được đưa vào Luật. Vì thế lần này chúng ta tiếp thu các ý kiến của đại biểu Quốc hội và đưa tất cả 12 lĩnh vực cho ngành công nghiệp văn hóa vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tiếp tục được trình ra tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.

Mô hình Thành phố thuộc thành phố sẽ thúc đẩy việc phân quyền mạnh mẽ Mô hình Thành phố thuộc thành phố sẽ thúc đẩy việc phân quyền mạnh mẽ

Nhiều góp ý cho rằng, mô hình Thành phố thuộc thành phố Hà Nội sẽ thúc đẩy việc phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho ...

Ưu  tiên phát triển đường sắt đô thị theo hướng giao thông công cộng Ưu tiên phát triển đường sắt đô thị theo hướng giao thông công cộng

Ngày 11/4, UBND TP Hà Nội phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Hà Nội, Hội Cầu đường Hà Nội, ...

Các quy định mới về thu hút nhân tài cần chú trọng hơn đến sáng chế, sản phẩm có tính thực tiễn Các quy định mới về thu hút nhân tài cần chú trọng hơn đến sáng chế, sản phẩm có tính thực tiễn

Nhiều đại biểu đã góp ý chất lượng vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại hội thảo “Thu hút, trọng dụng nhân tài ...

Công Phương
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động