Thứ năm 09/05/2024 00:40

Đề xuất trừ điểm bằng lái đối với tài xế vi phạm giao thông: Có sự chồng chéo luật?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bộ Công an đang đề xuất việc trừ điểm bằng lái xe trên hệ thống quản lý mỗi khi tài xế vi phạm giao thông và Luật Trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đang trình Chính phủ cho ý kiến. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia pháp lý, Luật này đang có sự chồng chéo với Luật giao thông đường bộ (GTĐB).

Theo đề xuất mới, mỗi tài xế sẽ có 12 điểm và mỗi khi vi phạm tài xế bị trừ điểm trên hệ thống quản lý. 12 điểm trong mỗi bằng lái tương ứng với 12 tháng, đây là tổng số điểm của một năm. Điểm không thể hiện trên giấy phép lái xe (GPLX) mà lưu trong hệ thống dữ liệu bằng lái, điểm trừ đối với người vi phạm sẽ được cập nhật ngay sau khi xử phạt. CSGT khi xử lý chỉ cần tra trên máy có thể biết tài xế còn bao nhiêu điểm. Nếu hết số điểm thì GPLX sẽ không còn giá trị. Do vậy, tài xế muốn cấp GPLX mới, phải học và thi trong thời gian ít nhất 6 tháng kể từ ngày GPLX ô tô cũ hết hiệu lực.

de xuat tru diem bang lai doi voi tai xe vi pham giao thong co su chong cheo luat

Việc trừ điểm trên GPLX theo Luật TTATGT đang có sự chồng chéo với Luật GTĐB. Ảnh tư liệu

Bộ Công an cũng quy định rõ các nhóm hành vi tương ứng với số điểm bị trừ, ví dụ vượt đèn đỏ sẽ bị trừ 6 điểm, lấn làn trừ 5 điểm... Đối với các trường hợp vi phạm hành chính, người vi phạm ngoài bị phạt tiền còn bị trừ điểm tương ứng với lỗi ghi trên biên bản, số điểm bị trừ sẽ được cập nhập lên hệ thống dữ liệu bằng lái. Biên bản chỉ ghi phạt tiền mà không ghi số điểm bị trừ sẽ không hợp lệ, qua đó để tránh tiêu cực với trường hợp tài xế đưa tiền để không bị trừ điểm. Nếu quá 12 điểm trừ tài xế bị treo bằng. Các lỗi được quy định thành các nhóm lỗi với mức điểm trừ khác nhau. Ví dụ lỗi nhẹ như phanh xe, lốp xe không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn sẽ bị phạt 3 điểm, lỗi vượt quá tốc độ sẽ bị phạt từ 3 đến 6 điểm, lỗi gây tai nạn rồi bỏ chạy có thể bị phạt tới 10 điểm. Các điểm phạt này sẽ có thời hạn tồn tại trong vòng 4 năm. Người nào vi phạm quá 12 điểm trong vòng 3 năm sẽ bị treo bằng. Thời hạn treo bằng lần đầu là 6 tháng, lần thứ 2 là 1 năm và lần thứ 3 là treo bằng 2 năm.

Đề xuất được kỳ vọng sẽ giúp các tài xế có ý thức chấp hành luật giao thông tốt hơn để duy trì điểm số bằng lái, tránh mất quyền lái xe. Theo thống kê, một số nước có giao thông an toàn nhất thế giới như Anh, Đức, Pháp, Na Uy, Thụy Điển, Nhật Bản... đều áp dụng phương thức phạt điểm này.

Luật sư Tuyết Mai, Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, không phải bây giờ, từ năm năm 2003, Việt Nam cũng từng áp dụng việc bấm lỗ trên GPLX để đánh dấu vi phạm TTATGT. Việc bấm lỗ được áp dụng cả với người điều khiển ô tô và mô tô. Nếu bị bấm lỗ lần thứ hai, tài xế sẽ phải sát hạch lại Luật GTĐB mới được cấp đổi GPLX. Nếu bị bấm lỗ lần ba, GPLX sẽ hết giá trị sử dụng và tài xế sẽ phải chờ thêm ít nhất 12 tháng mới được phép thi sát hạch để được cấp lại GPLX. Đến năm 2006, quy định này bị bãi bỏ. Các Bộ, ngành cho rằng việc bấm lỗ trên GPLX không thể hiện thời điểm vi phạm, GPLX lem nhem thiếu thẩm mỹ; ngoài ra còn dễ phát sinh tiêu cực khi tài xế tìm mọi cách chạy chọt.

Có thể nói, Luật xử lý vi phạm hành chính, hình thức tước GPLX là hình thức phạt bổ sung bên cạnh hình phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền. Hình phạt bổ sung phải được ghi vào trong biên bản cùng hình phạt chính. Vậy trong trường hợp này, trừ điểm GPLX dẫn tới tước bằng lái xe thì có phải được coi là hình phạt không?

Luật sư Phương Tuyến, Đoàn luật sư TP Hà Nội phân tích, một số hành vi vi phạm Luật GTĐB đã có hình phạt tước bằng lái như vậy, nếu tính theo trừ điểm thì người vi phạm có nguy cơ bị tước GPLX 2 lần. Vậy thì có phải đang có sự chồng chéo? Việc đưa ra trừ điểm vào GPLX có thể làm tăng nguy cơ gia tăng gian lận; tiêu cực trong lực lượng chức năng khi thực hiện công tác thanh, kiểm tra hoạt động giao thông. Người vi phạm có thể sẵn sàng đưa hối lộ để được bỏ qua lỗi, không bị trừ điểm. Như vậy, việc trừ điểm trên bằng lái vốn áp dụng từ năm 2003, bằng hình thức bấm lỗ song bị bãi bỏ sau 4 năm thực hiện.

Gia Bảo
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động