Thứ sáu 03/05/2024 12:11

Để bức tranh du lịch Hà Nội đa sắc

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Từ ngày 15-3, Việt Nam chính thức mở cửa du lịch quốc tế. Trước “cơ hội vàng” đưa ngành du lịch Thủ đô khởi sắc, khác với sự nhộn nhịp thường thấy sau thời gian “ngủ đông”, hầu hết các địa điểm liên quan hoạt động du lịch, văn hóa đều ghi nhận số lượng khách tham quan thưa thớt. Điều này đặt câu hỏi, đâu là lý do khiến ngành du lịch Hà Nội chưa thực sự khởi sắc?!
Bức tranh du lịch Hà Nội vẫn đơn sắc
Du khách tham quan tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. (Ảnh Duy Linh)

Thiếu vắng tour mới

Mặc dù Hà Nội mở cửa hầu hết cơ sở, địa điểm liên quan hoạt động du lịch, từ di tích, bảo tàng, công viên, trái ngược với kỳ vọng nhiều địa điểm di tích, danh lam thắng cảnh chưa thu hút du khách đến tham quan trải nghiệm.

Ghi nhận tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long - “địa chỉ vàng” từng là điểm đến hấp dẫn của du khách nội địa và quốc tế là không gian vắng vẻ, thưa thớt. Theo số liệu, từ ngày mở cửa trở lại 16-2 cho đến nay, khu di tích Hoàng thành Thăng Long đã đón tiếp gần 2.200 khách du lịch. Trung bình chưa đến 100 khách/ngày. Số lượng khách tham quan chủ yếu là khách du lịch nội địa.

Giảm lượng khách tham quan cũng là “số phận chung” của các điểm đến tại Hà Nội. Tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nếu như trước đây mỗi ngày di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám đón từ 2.500 đến 3.000 khách du lịch thì hiện nay mỗi ngày từ 200-300 khách, giảm đến 90%. Các di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò, bảo tàng, công viên cũng chung tình trạng vắng vẻ, thưa thớt.

Lý giải nguyên nhân, Ban quản lý di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho biết, nguyên nhân lượng khách vắng vẻ là do ảnh hưởng của dịch bệnh, lượng khách quốc tế vốn chiếm 60% tổng số khách du lịch chưa quay trở lại. Ý tưởng tour đêm tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn đang là "kế hoạch" trên giấy.

Hà Nội hiện vẫn là địa phương dẫn đầu số ca nhiễm Covid-19 lớn nhất cả nước. Tình hình dịch bệnh chưa được kiểm soát được cho là “hàng rào” lớn nhất khiến ngành du lịch Thủ đô gặp nhiều khó khăn thu hút khách tham quan, trải nghiệm.

Theo đánh giá chung, do lo ngại về số lượng khách ít ỏi nên Hà Nội chưa chủ động trong việc lên phương án đón khách du lịch quốc tế. Ít ra sản phẩm mới là một thực tế tại các cơ sở, địa điểm di tích, văn hóa. Gần như các điểm thăm quan duy trì hình ảnh cũ, không có nhiều sản phẩm du lịch mới, ngoại trừ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là đơn vị luôn đổi mới các chương trình tham quan, trưng bày.

Từ ngày 15-3, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Cty Lữ hành Hanoitourist bắt đầu nhận phục vụ khách tham gia tour “Bác Cổ - Mùa hoa gạo” với giá tour giảm 50% trong tháng 3; giá tour cho trẻ em từ 12 tuổi trở xuống 50.000 đồng chỉ còn 25.000 đồng/trẻ em, cho người lớn 150.000 đồng chỉ còn 75.000 đồng/người.

Trước đó, vào 10-2021, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Công ty Lữ hành Hanoitourist tổ chức Lễ khai trương tour bộ hành “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội” và ra mắt sản phẩm ứng dụng thuyết minh tự động giới thiệu trưng bày (App Audiogiude).

Sức hấp dẫn từ việc luôn tìm tòi, đổi mới khai thác tour du lịch phù hợp với điều kiện tình hình thực tế của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm.

Di tích Nhà tù Hỏa Lò từng đa dạng hóa hình ảnh, xây dựng tour du lịch trải nghiệm về đêm hấp dẫn khách quan quan nhất là lượng khách quốc tế, do tình hình dịch bệnh hoạt động bị ngắt nhịp ở 3 tháng đầu năm. Dự kiến, vào tháng 7-2022, Di tích lịch sử Hỏa Lò sẽ ra mắt tour đêm “Đêm thiêng liêng 3: Lửa thanh xuân” tôn vinh các anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi hy sinh lại Nhà tù Hỏa Lò. Hiện, Ban quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò đang xúc tiến xây dựng một tour đêm đặc biệt dành cho khách nước ngoài.

Bức tranh du lịch Hà Nội vẫn đơn sắc
Ngày 18-3, tuyến phố đi bộ Hồ Gươm và phụ cận thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm sẽ chính thức mở cửa trở lại. (Ảnh Duy Linh)

“Gỡ” khó cho ngành du lịch Thủ đô

Để “tiếp lửa” cho ngành du lịch Hà Nội, ngày 18-3, tuyến phố đi bộ Hồ Gươm và phụ cận thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm sẽ chính thức mở cửa trở lại. Đây được coi là tín hiệu mới cho ngành du lịch Thủ đô khởi sắc.

Việc tuyến phố đi bộ “mở cửa an toàn” sẽ tạo điều kiện phát triển các không gian văn hóa, dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, … Không chỉ thực hiện mục tiêu kép phát triển kinh tế và kích cầu du lịch nội địa.

Gỡ khó cho ngành du lịch Thủ đô, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 43/KH-UBND về phục hồi, phát triển hoạt động du lịch Thủ đô Hà Nội trong năm 2022 - 2023.

Theo đó, kịch bản và lộ trình mở cửa, phục hồi du lịch Hà Nội được thực hiện theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (quý I và II-2022), tổ chức các hoạt động đón và phục vụ khách du lịch tại các tỉnh, thành cả nước gắn với quy trình kiểm soát phòng, chống dịch an toàn. Chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực, điều kiện để đón khách du lịch quốc tế khi được Chính phủ cho phép. Các hoạt động du lịch được tổ chức theo các quy định cấp độ dịch của TP. Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp sẽ giảm quy mô và phạm vi của các loại hình hoạt động phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh.

Giai đoạn 2 (từ quý III-2022), dự kiến khôi phục tất cả hoạt động và sản phẩm du lịch trên địa bàn TP, không giới hạn loại hình, quy mô và phạm vi của các hoạt động du lịch trong điều kiện thích ứng an toàn với dịch Covid-19.

Năm 2022, Hà Nội ước tính đón và phục vụ từ 9-10 triệu lượt khách, trong đó có 1,2-2,0 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch dự kiến từ 28 nghìn đến xấp xỉ 36 nghìn tỷ đồng. Công suất sử dụng phòng trung bình năm 2022 của khối khách sạn đạt từ 40-45%.

Để đạt được mục tiêu trên, TP thực hiện triển khai các hoạt động du lịch theo hướng linh hoạt, thích ứng với tình hình dịch bệnh. Trọng tâm là triển khai nhiều sản phẩm du lịch mới như: Sản phẩm đi bộ “Kiến trúc Pháp trong lòng Hà Nội”, sản phẩm trải nghiệm phố cổ bằng xe điện, khám phá Hà Nội bằng xe đạp “VGreen bike tour”...

Dự kiến, các sự kiện văn hóa, du lịch năm 2022 nhằm quảng bá, thu hút du lịch Thủ đô như: Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội, Festival Áo Dài Hà Nội (dự kiến quý IV-2022), Cuộc thi tuyển chọn Đại sứ du lịch Hà Nội và Bài hát của du lịch Hà Nội…

Thời gian qua, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức hội nghị “Nâng cấp chất lượng tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội – Làng nghề Bát Bàng”, khảo sát các cơ sở, địa chỉ văn hóa nhằm tăng tính mới, lạ cho các điểm đến.

Năm 2022, Hà Nội được chọn là địa điểm tổ chức chính sự kiện thể thao SEA Games 31. Hi vọng đây là cơ hội tốt để những kế hoạch mà Hà Nội đã và đang triển khai sẽ thu hút khách du lịch một cách hiệu quả nhất.

Hà Nội: Các khu di tích vắng vẻ sau mở cửa, chờ khách quốc tế quay trở lại Hà Nội: Các khu di tích vắng vẻ sau mở cửa, chờ khách quốc tế quay trở lại
Mộc Miên
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động