Thứ bảy 27/04/2024 05:10

ĐBQH đề nghị Bộ trưởng NN&PTNT dự đoán mặt hàng nào tiếp tục phải... "giải cứu"

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
(PL&XH) - "Trong thời gian tới, còn xảy ra trường hợp nào phải kêu gọi cơ quan, tổ chức người dân tham gia giải cứu như hành tím, dưa hấu, thịt lợn không? Nếu có xin Bộ trưởng cho biết thì đó là mặt hàng gì để người dân còn biết mà chuẩn bị”, ĐBQH Trần Dương Tuấn (Bến Tre) chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường.

Theo Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, trong phiên làm việc buổi sáng 13-6, có 68 ĐBQH đăng ký chất vấn Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường.

ĐBQH Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) hỏi, theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thì tổng đàn lợn đến năm 2015 là 32,5 triệu con. Theo số liệu thống kê đến tháng 10-2016 mới đạt 29,07 triệu con - thấp hơn nhiều so với quy hoạch. Thế nhưng thị trường đã dư thừa hàng triệu con, giá lao dốc không phanh. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp của Bộ trưởng NN&PTNT?

Trả lời câu hỏi của các ĐBQH về giải cứu thịt lợn trong thời gian qua, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, việc dư thừa thịt lợn vừa qua, có 2 nguyên nhân chính. Một là sức sản xuất tăng trưởng quá nhanh trong thời gian quá ngắn, tăng trên 3,6 lần (thịt tăng từ 3,4 triệu tấn lên 5,65 triệu tấn) dẫn tới sức cung vượt quá nhu cầu.

Bên cạnh đó, cơ cấu thực phẩm của Việt Nam đã thay đổi. “Trước đây bữa cơm bữa cỗ 70% là thịt lợn, giờ người dân có nhiều lựa chọn hơn dẫn đến cung lớn hơn cầu”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Nguyễn Xuân Cường

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn

Thứ hai, tổ chức ngành hàng chưa tốt, khâu liên kết trong sản xuất, chế biến kém, dẫn tới tiêu thụ chủ yếu là thịt tươi, không còn phù hợp với thực tế hiện nay. Bên cạnh đó, khâu tổ chức thị trường kém nhất, chúng ta mới chỉ xuất khẩu được một lượng nhỏ lợn sữa sang 3 nước, lợn thịt chủ yếu xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc... còn các thị trường khác chưa khai thác được.

Nói chung, theo Bộ trưởng NNPTNT, trong 3 phân khúc sản xuất-chế biến-tiêu thụ thì chúng ta mới chỉ làm được 1 phân khúc, còn 2 phân khúc khác rất kém. “Dự đoán nhu cầu thực phẩm trước đây dựa vào tốc độ tăng trưởng nhưng chưa tính được cơ cấu tương quan của thực phẩm. Hội nhập mang đến nhiều dòng sản phẩm nhập khẩu. Chúng ta không tính kỹ được ở chỗ này. Ở đây có trách nhiệm của ngành nông nghiệp”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận trách nhiệm.

Nguyễn Thanh Hồng - tỉnh Bình Dương

ĐBQH Nguyễn Thanh Hồng cho biết cử tri nói nhà quản lý phải thông minh

Tranh luận lại với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, ĐBQH Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) cho rằng trả lời của Bộ trưởng về căn cứ lập quy hoạch phát triển đàn lợn chưa thuyết phục vì vắng bóng vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Theo ông Hồng, trả lời thế này cử tri sẽ không hài lòng với cách xử lý và các giải pháp đột phá vì có “rất nhiều quyết tâm, rất nhiều quyết liệt, rất nhiều tiếp tục”.

“Lâu nay chúng ta có khẩu hiệu người tiêu dùng thông minh, Bộ trưởng nói nhà sản xuất phải thông minh, không tự phát, nhưng cử tri nói nhà quản lý phải thông minh. Tôi nghĩ các loại cây ăn trái sẽ tiếp tục phải giải cứu trong thời gian tới. Bộ trưởng có thống nhất với tôi không?”, ĐBQH Nguyễn Thanh Hồng hỏi.

H.L / PL&XH

Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động