Thứ sáu 19/04/2024 20:35

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bệnh vảy nến nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nặng nề. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến:

Bệnh vảy nến là gì?

Một số tài liệu cho thấy vảy nến là căn bệnh tự miễn với sự gia tăng tốc độ sản sinh các tế bào da trên cơ thể. Những tế bào này nhanh chóng chồng chất lên nhau tạo nên các mảng da có màu trắng đục trên bề mặt da.

Hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng tấn công các tế bào da khỏe mạnh. Khi làn da không có sự cân bằng giữa việc sản sinh các tế bào với tiêu hủy các tế bào mới sẽ khiến người bệnh mắc phải bệnh vảy nến.

Theo thống kê, Việt Nam có số lượng bệnh nhân mắc bệnh vảy nến chiếm 5 - 7% trong số những người mắc bệnh da liễu.

Bệnh có thể gặp ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở da đầu. Một số bệnh nhân mắc bệnh vảy nến toàn thân sẽ khó chữa trị hơn.

Bệnh vảy nến không lây, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại rất dai dẳng, không thể chữa trị dứt điểm và để lại nhiều di chứng.

Viêm khớp do vảy nến
Viêm khớp do vảy nến

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến

Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến nói chung là xuất hiện những mảng dày, đỏ được bao phủ bởi các vảy trắng hoặc bạc. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào vị trí xuất hiện và đặc điểm của các tổn thương, sẽ có các triệu chứng riêng biệt theo từng dạng bệnh:

Vảy nến thể mảng (vảy nến mảng bám): Xuất hiện các mảng da đỏ ở khuỷu tay, đầu gối và vùng dưới lưng.

Vảy nến mụn mủ: Xuất hiện mụn mủ ở các vùng da tay và chân.

Vảy nến thể giọt: Xuất hiện các tổn thương có dạng giọt nước khắp cơ thể. Loại này thường gặp ở trẻ em sau khi bị viêm họng do nhiễm streptococci.

Viêm khớp vảy nến: Có hiện tượng sưng ở các khớp ngón tay, ngón chân hoặc xương sống, đầu gối.

Vảy nến móng tay, móng chân: Móng dày và xuất hiện những lỗ nhỏ trên bề mặt.

Vảy nến da đầu: Xuất hiện những mảng da dày màu trắng bạc trên đầu.

Vảy nến nếp gấp (vảy nến đảo ngược): Xuất hiện tổn thương ở các vùng nếp gấp của da như nách, háng, mông... Dạng bệnh vảy nến này thường gặp ở những người béo phì.

Khi bị bệnh vảy nến, người bệnh thường thấy ngứa da, đa số triệu chứng ngứa của vảy nến thường nhẹ. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân triệu chứng ngứa có thể xảy ra dữ dội. Những cơn ngứa xuất hiện thường xuyên khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý.

Phòng bệnh vảy nến thế nào?

Tránh căng thẳng thần kinh, sinh hoạt điều độ, hạn chế chất kích thích (rượu, thuốc lá...).

Sinh hoạt ăn uống điều độ. Hàng ngày cần vệ sinh thân thể, tắm sạch sẽ giúp loại bỏ các vảy da. Không nên dùng nước nóng và xà phòng có chất tẩy mạnh, vì có thể làm tăng các triệu chứng.

Đối với người bệnh vẩy nến cần thận trọng với các chất dễ gây dị ứng như đồ ăn chứa nhiều protein và tanh như tôm, cua, ghẹ, măng,... Đồ uống có chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá,...

Ngoài ra, người bị vẩy nến cần hạn chế tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa... hóa chất như thuốc nhuộm tóc...

Bên cạnh đó các loại thực phẩm chứa các loại axit béo có lợi như Omega - 3 và các loại rau quả giàu vitamin B12, chất khoáng như kẽm... cũng là cách giúp cơ thể tránh được các loại bệnh bao gồm vảy nến.

Gia Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động