Thứ bảy 23/11/2024 22:34

Dấu hiệu nhận biết bệnh lậu

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Bệnh lậu là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh lậu như thế nào? Biến chứng của bệnh lậu có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu ngay những thông tin sau đây:

Dấu hiệu nhận biết bệnh lậu

Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến. Bệnh do một loại vi khuẩn có tên gọi song cầu lâu Neisseria gonorrhoeae gây ra. Nếu không được điều trị kịp thời, dứt điểm thì rất có thể gây hiếm muộn.

Để biết chính xác mắc bệnh lậu hay không, bác sĩ dựa trên xét nghiệm nước tiểu của bệnh nhân. Trong một số trường hợp có thể sử dụng gạc để thu thập mẫu xét nghiệm từ cổ họng, trực tràng, niệu đạo, tử cung.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lậu
Đi khám ngay khi có bất cứ dấu hiệu nhận biết bệnh lậu nào

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh lậu ở nam giới thường thấy như:

- Đối với nam giới: Đa số bệnh nhân nam mắc lậu đều có biểu hiện viêm đường tiết niệu cấp tính như đau buốt dọc niệu đạo, dòng tiểu yếu, tiểu rắt, tiểu buốt. Bệnh nhân bị chảy mủ ở đầu lỗ sáo, mủ có màu trắng đục như sữa hoặc màu vàng xanh, đặc biệt nhiều vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy và chưa đi tiểu. Ở giai đoạn mạn tính, nam giới còn có thể bị đau và sưng 1 bên tinh hoàn.

- Đối với nữ giới: Thời gian phát bệnh lậu ở nữ thường nhanh hơn so với nam giới, đa phần triệu chứng sẽ xuất hiện ngay sau 1 – 3 ngày nhiễm khuẩn lậu. Các triệu chứng thường gặp là: đi tiểu buốt, tiểu rắt, chảy mủ trắng, khí hư ra nhiều và có mùi hôi khó chịu. Đặc biệt, âm đạo có hiện tượng sưng đỏ và đau rát khi quan hệ tình dục.

Bệnh nhân nhiễm khuẩn lậu thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu, có thể bị sốt cao hoặc sốt nhẹ kéo dài nhiều ngày. Và khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, diễn biến bệnh nặng và phức tạp hơn, khiến cơ thể nóng sốt, chán ăn, thường xuyên hoa mắt, chóng mặt, ảnh hưởng tới cả tinh thần và thể xác.

Các con đường lây truyền bệnh lậu

Lây qua đường tình dục: Đây được xem là con đường lây truyền chính từ người mang bệnh sang người thường khi thực hiện quan hệ tình dục không an toàn. Nhiều người cho rằng quan hệ tình dục qua cơ quan sinh dục mới dễ lây bệnh lậu, còn khi quan hệ qua đường hậu môn hoặc đường miệng thì sẽ không mắc bệnh. Điều này là sai vì nếu quan hệ bằng hai đường này mà không có biện pháp phòng tránh an toàn thì cũng rất dễ mắc bệnh. Đáng nói là nguy cơ mắc bệnh lậu cao hơn nếu có quan hệ tình dục với nhiều bạn tình.

Lây từ mẹ sang con: Người mẹ khi mang thai nếu mắc bệnh lậu có thể dễ dàng truyền bệnh sang con trong quá trình sinh thường.

Lây qua đường truyền máu: Lây bệnh qua đường máu cũng được coi là con đường lây nhiễm chủ yếu. Các hoạt động dễ lây truyền như sử dụng chung bơm kim tiêm hay tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của người bệnh

Lây qua tiếp xúc gián tiếp: Vi khuẩn lậu có thể tồn tại trong các vật dụng cá nhân như: bàn chải đánh răng, nhà vệ sinh, bồn tắm...Do đó, nếu sử dụng chung những đồ vật hay hay tiếp xúc với dịch mủ của người bệnh thì nguy cơ nhiễm lậu là rất cao.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh lậu

- Biến chứng bệnh lậu đối với nam giới: Viêm tuyến tiền liệt, chít hẹp niệu đạo, hẹp ống dẫn tinh, tắc nghẽn ống dẫn tinh, viêm tinh hoàn, viêm bao quy đầu…

- Biến chứng bệnh lậu đối với nữ giới: biến chứng thường gặp nhất ở nữ giới khi mắc bệnh lậu là viêm ống dẫn trứng, viêm nội mạc tử cung, viêm phần phụ,…

- Phụ nữ có thai bị bệnh lậu có nguy cơ cao bị sẩy thai, nhiễm trùng nước ối hoặc sinh non. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, người mẹ bị nhiễm lậu rất dễ mang thai ngoài tử cung, rất nguy hiểm cho tính mạng.

- Trẻ nhỏ sinh ra từ người mẹ bị bệnh lậu có khả năng nhiễm lậu bẩm sinh, mắc các bệnh về mắt, mù lòa, viêm màng não mủ, nhiễm trùng máu…

Gia Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động