Chủ nhật 16/02/2025 21:39

Đảm bảo an ninh quốc phòng trong tình hình mới

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chương trình số 09-CTr/TU là tiền đề giúp TP Hà Nội giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo lập môi trường ổn định, an toàn để phát triển kinh tế - xã hội.
Hà Nội trú trọng đảm bảo an ninh quốc phòng trong tình hình mới, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Hà Nội trú trọng đảm bảo an ninh quốc phòng trong tình hình mới, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Phát huy sức mạnh tổng hợp

Nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh quốc phòng, tại Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đưa nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn xã hội trở thành một trong những định hướng lớn và nhiệm vụ trọng tâm.

Trên cơ sở văn kiện của Đại hội, ngày14/6/2021, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội ban hành Công văn số 188-CV/BTGĐU về việc thông tin, tuyên truyền thực hiện 10 Chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, trong đó có Chương trình số 09-CTr/TU của Thành ủy về "Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn TP giai đoạn 2021 - 2025".

Chương trình có mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu là tạo dựng môi trường ổn định, an toàn phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Thủ đô. Theo đó, chương trình này tập trung một số điểm như giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền đối với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trên địa bản Thủ đô.

Chương trình cũng yêu cầu các đơn vị giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra bị động, bất ngờ; tạo môi trường ổn định, an toàn phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của TP. Tăng cường tiềm lực, sức mạnh quốc phòng, an ninh; bảo đảm sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khẩn cấp, phức tạp, mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động vào địa bàn Thủ đô.

Thời gian tới hệ thống chính trị cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân kết hợp với các nguồn lực bên ngoài; xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh Nhân dân vững chắc làm nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng, giáo dục quốc phòng, an ninh cho các đối tượng và học sinh, sinh viên, các tầng lớp Nhân dân. Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với các đối tượng chính sách, người có công; nâng cao đời sống Nhân dân, góp phần xây dựng "thế trận lòng dân vững chắc".

Ngoài ra, Hà Nội cần chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang có chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu cao; là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô. Đến năm 2025, xây dựng lực lượng thường trực theo hướng "tinh, gọn, mạnh, cơ động, linh hoạt", một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, lực lượng dự bị động viên hùng hậu, đủ số lượng, chất lượng cao, lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp. Phấn đấu đến năm 2030 xây dựng lực lượng CA Thủ đô tinh nhuệ, hiện đại.

Phù hợp với tình hình thực tế

Trên cơ sở chỉ đạo của Thành ủy, thời gian qua các lực lượng chức năng tích cực triển khai trong thực tiễn. Theo đó, CA TP Hà Nội đã quán triệt đến từng cán bộ, chiến sỹ; xác định rõ trách nhiệm cá nhân của thủ trưởng các đơn vị, với nhiệm vụ, địa bàn bảo vệ cụ thể và phạm vi phối hợp giữa các lực lượng CA với các ngành hữu quan. CA TP Hà Nội cũng chủ động phối hợp chặt chẽ với Thường trực Tiểu ban An toàn trật tự của Bộ Công an, các đơn vị của TP... thường xuyên trao đổi thông tin, cập nhật chương trình, địa điểm, khu vực diễn ra các hoạt động để điều chỉnh, bổ sung các phương án bảo vệ cho phù hợp với tình hình thực tế.

Bên cạnh đó, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, môi trường đều đạt được những kết quả tích cực. Các đơn vị chủ động đề xuất, kiến nghị nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác, duy trì chế độ trực, thường xuyên giám sát, kiểm tra, tuần tra các tụ điểm nóng trên địa bàn TP.

Trong thời gian tới, lực lượng CA cùng các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn Thủ đô sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác phối hợp, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, bám sát nhiệm vụ được giao và phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng đơn vị, thường xuyên điều chỉnh, bổ sung và kiện toàn bộ máy hoạt động của đơn vị.

Chú trọng gắn nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng - an ninh với phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt phương châm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Quan tâm, chăm lo, xây dựng lực lượng quốc phòng - an ninh Thủ đô vững mạnh, toàn diện; tiếp tục mở rộng tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa lực lượng vũ trang Thủ đô với lực lượng vũ trang các tỉnh, TP trong cả nước và Thủ đô các nước...

Triển khai hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội
Thái An
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Tổng Bí thư yêu cầu "đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ"

Tổng Bí thư yêu cầu "đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ"

Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, nghiên cứu khoa học như đi vào miền đất mới để khai phá, phải có sự ưu tiên.
Tổng Bí thư Tô Lâm: hiện là “thời cơ vàng” để thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm: hiện là “thời cơ vàng” để thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy

Sáng 13/2, phát biểu trong phiên thảo luận tổ tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, mục đích việc tinh gọn tổ chức bộ máy quan trọng nhất, quan trọng hơn cả là tăng hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước.
Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy UBND TP Hà Nội

Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy UBND TP Hà Nội

Ngày 12/2, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã công bố quyết định thành lập Đảng bộ UBND TP Hà Nội; chỉ định Uỷ viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh giữ chức Bí thư Đảng ủy UBND TP Hà Nội.
Mạng xã hội sử dụng tin bài của cơ quan báo chí phải có thỏa thuận với cơ quan báo chí

Mạng xã hội sử dụng tin bài của cơ quan báo chí phải có thỏa thuận với cơ quan báo chí

Theo đó, dự thảo Luật quy định, trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội sử dụng tin/bài của cơ quan báo chí phải có thỏa thuận với cơ quan báo chí…
ĐBQH: cần áp dụng ngay cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị

ĐBQH: cần áp dụng ngay cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị

Chiều 15/2, tham gia thảo luận tại hội trường về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh các đại biểu Quốc hội cho rằng cần áp dụng ngay chứ không nên thí điểm.
Giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương, tránh hụt hẫng khi tinh gọn bộ máy

Giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương, tránh hụt hẫng khi tinh gọn bộ máy

Ngày 15/2, phát biểu giải trình tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, cần giữ ổn định mô hình tổ chức chính quyền địa phương để tránh hụt hẫng khi tinh gọn bộ máy.
Quyết tâm số hóa trong công tác Đảng, xây dựng “Đảng viên số”

Quyết tâm số hóa trong công tác Đảng, xây dựng “Đảng viên số”

Triển khai từ quý I/2025, thí điểm mô hình chuyển đổi số trong công tác Đảng tại phường Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội) nhằm nâng cao hiệu quả công tác Đảng và quản lý Nhà nước, tăng cường kênh thông tin trao đổi giữa cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
Bộ Tài chính phản hồi về đề xuất không thu thuế nhà, đất ở

Bộ Tài chính phản hồi về đề xuất không thu thuế nhà, đất ở

Theo Bộ Tài chính, người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cần có trách nhiệm đóng góp với Nhà nước. Điều này là hợp hiến và hợp pháp.
Dấu ấn lập pháp của Quốc hội năm 2024

Dấu ấn lập pháp của Quốc hội năm 2024

Với khối lượng công việc lớn, các kỳ họp Quốc hội trong năm 2024 được đánh giá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu những bước tiến lớn trong công tác lập pháp và giám sát của Quốc hội…

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động