Thứ sáu 22/11/2024 12:36
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long:

Đã thu hồi trên 10,3 nghìn tỷ đồng bị thất thoát, chiếm đoạt từ các vụ án hình sự, kinh tế

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, trong năm 2022, Chính phủ tiếp tục quan tâm hoàn thiện thể chế về thi hành án dân sự (THADS). Trong đó, đã trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật THADS để triển khai Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế...
Đã thu hồi trên 10,3 nghìn tỷ đồng bị thất thoát, chiếm đoạt từ các vụ án hình sự, kinh tế
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Báo cáo về công tác thi hành án tại phiên họp ngày 8/11

Về công tác thi hành án hành chính, Chính phủ đã tổ chức sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 71/2016/NĐ-CP về thi hành án hành chính (THAHC), đưa THAHC vào các văn bản quy định chỉ tiêu thống kê quốc gia; quyết liệt chỉ đạo thực hiện nghiêm pháp luật tố tụng hành chính (TTHC), THAHC, các kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về việc chấp hành pháp luật TTHC và THAHC.

Về công tác thi hành án hình sự, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Chính phủ đã ban hành 07 Nghị định; Bộ Công an đã ban hành 04 Thông tư; sửa đổi, bổ sung 19 Thông tư; phối hợp với các Bộ, ngành ban hành 06 Thông tư liên tịch để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật.

Cụ thể, trong năm 2022 tổng số phải thi hành là 773.224 việc; có điều kiện thi hành 585.187 việc. Thi hành xong 399.076 việc, đạt 68,20%. Tổng số tiền phải thi hành là trên 333 nghìn tỷ đồng; có điều kiện thi hành trên 188 nghìn tỷ đồng. Thi hành xong trên gần 58 nghìn tỷ đồng, đạt 31,18%. Đối với các khoản nợ của các tổ chức tín dụng, đã thi hành xong 4.765 việc, thu được số tiền gần 18 nghìn tỷ đồng. Đối với các khoản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, đã thi hành xong 1.493 việc, thu được số tiền trên 10,3 nghìn tỷ đồng.

Các cơ quan THADS đã ban hành 6.219 quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, đương sự đã tự nguyện thi hành 595 việc. Đã ban hành 10.071 quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế, đã vận động, thuyết phục được 1.114 trường hợp tự nguyện thi hành. Về phần dân sự trong các bản án hình sự đối với phạm nhân, cơ quan THADS đã phối hợp với các trại giam, trại tạm giam thi hành xong 41.735 việc, thu được gần 6,5 nghìn tỷ đồng. Đã đề nghị và được TAND các cấp xét miễn, giảm 2.861 việc, tương ứng với số tiền 46,7 tỷ đồng.

Bộ Tư pháp và các cơ quan THADS đã tiếp 5.882 lượt công dân; tiếp nhận 6.248 đơn khiếu nại, tố cáo. Đã giải quyết xong 1.859 /2.081 việc, đạt tỷ lệ 92,31%.

Về thi hành án hành chính, đã tiếp nhận 873 bản án, quyết định. Các cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền đã thi hành xong 287/873 bản án, quyết định, còn lại đang tiếp tục thi hành, chủ yếu là các bản án, quyết định phát sinh trong năm 2021 và năm 2022. Đã tổ chức làm việc với người phải thi hành án trong 307 vụ việc; có văn bản kiến nghị người có thẩm quyền xử lý trách nhiệm đối với 61 vụ việc; đăng tải công khai và theo dõi đối với 345 quyết định buộc THAHC.

Về hoạt động Thừa phát lại

Toàn quốc có tổng số 145 Văn phòng Thừa phát lại được thành lập tại 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với 408 Thừa phát lại đang hành nghề. Các Văn phòng Thừa phát lại đã tống đạt được 819.106 văn bản, lập 128.761 vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án 02 việc, thụ lý tổ chức thi hành án 02 vụ việc, tổng doanh thu đạt hơn 184 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số địa phương chưa ban hành Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại hoặc đã có Đề án nhưng chưa thành lập được Văn phòng Thừa phát lại. Kết quả hoạt động của Thừa phát lại chưa đồng đều ở các địa phương và ở các lĩnh vực hoạt động. Nguyên nhân là do nhận thức, hiểu biết về Thừa phát lại ở một số địa phương còn hạn chế. Một số quy định của pháp luật sau một thời gian triển khai thực hiện đã phát sinh bất cập, hạn chế. Đội ngũ Thừa phát lại vẫn còn mỏng về số lượng, hạn chế về kỹ năng, kinh nghiệm.

Về công tác thi hành án dân sự

Về thực hiện các chế độ, chính sách đối với phạm nhân (PN): Đã khám, cấp phát thuốc cho 2.836.581 lượt PN, chuyển điều trị tại các bệnh viện cho 3.212 lượt PN; thường xuyên tổ chức khám sàng lọc phát hiện bệnh lao, xét nghiệm sàng lọc HIV cho PN.

Công tác giáo dục cải tạo PN: Đã tổ chức 1.231 lớp giáo dục pháp luật, nội quy cơ sở giam giữ cho trên 361.002 lượt PN; 87 lớp dạy văn hóa xóa mù chữ cho trên 2.027 lượt PN; 1.044 lớp giáo dục công dân cho trên 32.958 PN mới đến chấp hành án. Đã tổ chức 171 lớp dạy nghề cho 5.676 PN với các ngành nghề như may công nghiệp, điện công nghiệp, điện dân dụng, cơ khí, mộc.

Lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho 86 PN, lập hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù cho 61.911 PN.Có 1.207 người được tha tù trước thời hạn có điều kiện chấp hành xong thời gian thử thách được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù.

Hiện còn 51.976 người chấp hành án hình sự tại xã, phường, thị trấn. Đã lập hồ sơ đề nghị miễn, giảm hình phạt, rút ngắn thời gian thử thách cho 5.441 trường hợp. Cơ quan THAHS Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tổ chức thi hành án phạt trục xuất đối với 52 người, có quốc tịch các nước như Trung Quốc, Campuchia, Đức, Lào, Đài Loan...

Bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến và tập huấn Luật THAHS năm 2019. Công tác quản lý giam giữ phạm nhân ở một số trại giam, trại giáo dưỡng… còn sơ hở, hạn chế dẫn đến phạm nhân vi phạm nội quycơ sở giam giữ.

Về công tác thi hành Luật Đặc xá

Đã thu hồi trên 10,3 nghìn tỷ đồng bị thất thoát, chiếm đoạt từ các vụ án hình sự, kinh tế
Đại biểu Lã Thanh Tân, Đoàn ĐBQH TP Hải Phòng góp ý kiến vào Báo cáo

Bộ Công an đã tham mưu Chính phủ trình Chủ tịch nước ký Quyết định đặc xá cho 3.026 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 03 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, 06 người đang được hoãn chấp hành án phạt tù.

Bộ Quốc phòng cũng đã thành lập Ban chỉ đạo về đặc xá, ban hành mẫu biểu và hướng dẫn thực hiện việc lập hồ sơ, xét đề nghị đặc xá cho PN đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam, trại tam giam do Bộ Quốc phòng quản lý. Kết quả, có 12 PN đủ điều kiện đề nghị đặc xá.

Bộ Quốc phòng giúp việc cho Thành viên Hội đồng tư vấn đặc xá đã thẩm tra 3.117 hồ sơ theo đúng trình tự, thủ tục hướng dẫn. Hiện nay, Bộ Quốc phòng đang triển khai thực hiện Quyết định về Đặc xá của Chủ tịch nước năm 2022.

Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật TTHC; các kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về việc chấp hành pháp luật TTHC và THAHC. Bên cạnh đó, tập trung xây dựng, kiện toàn đội ngũ Chấp hành viên, công chức làm công tác THADS, có phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ; lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực THADS, kiểm tra, thanh tra đối với công tác THADS, THAHC; củng cố, tăng cường hơn nữa công tác phối hợp liên ngành từ Trung ương đến địa phương; chỉ đạo tăng cường công tác truyền thông, cải cách hành chính, chuyển đổi số trong THADS, THAHC; thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật trong THAHS;

Góp ý vào báo cáo, Đại biểu Lã Thanh Tân, Đoàn ĐBQH TP Hải Phòng nêu ý kiến: Có một số khó khăn của hệ thống cơ quan thi hành án dân sự, như kinh phí hoạt động, trụ sở, kho vật chứng của một số cơ quan thi hành án dân sự địa phương… chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ chấp hành viên bị quá tải trong trong công việc. Tính chất công việc phức tạp, giá trị phải thi hành ngày càng lớn nhưng biên chế liên tục bị cắt giảm. Đây thực sự là một áp lực rất lớn đối với đội ngũ chấp hành viên và cơ quan thi hành án dân sự cần được quan tâm một cách đúng mức.

Vì vậy, để hệ thống cơ quan THADS có điều kiện, nguồn lực hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian tới, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ quan THADS các cấp. Về nguồn nhân lực đề nghị cân nhắc xem xét tách riêng số biên chế cơ quan THADS và điều chỉnh cơ chế phân bổ biên chế của các cơ quan THADS theo nguyên tắc tương tự ngành TAND và ngành KSND giai đoạn 2022-2026 tiệm cận mức biên chế giao năm 2015.

Cần khuyến khích cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm về lợi ích chung
Đại biểu đề nghị mở rộng quyền của người trúng đấu giá biển số xe ô tô
Bổ sung thông tin “nơi sinh” vào mẫu hộ chiếu cấp cho công dân Việt Nam
Đăng Khôi
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»
Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Công dân Việt Nam không nên đến Ucraina trừ trường hợp thực sự cần thiết

Trước diễn biến xung đột giữa Nga và Ucraina, trong đó có nguy cơ leo thang và lan rộng đến một số thành phố lớn của Ucraina, Bộ Ngoại giao Việt Nam khuyến cáo công dân Việt Nam...
Tổng Bí thư Tô Lâm: thực hiện thắng lợi cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: thực hiện thắng lợi cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 19/11, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tổng Bí thư cho biết ngành giáo dục Việt Nam cần phấn đấu tăng hạng trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế, đến năm 2030 Việt Nam trong 3 nước đứng đầu ASEAN.
Việt Nam và Malaysia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam và Malaysia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Chiều 21/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, cả hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác Chiến lược toàn diện.
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Việt Nam kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, để thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam...
Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

Ngày 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Tạo đột phá cho ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi

Sau gần 5 tháng triển khai, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã trở thành kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn TP Hà Nội. Hàng nghìn phản ánh, kiến nghị được xử lý nhanh chóng, đem lại sự hài lòng cho người dân.
Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Kỳ 3: Lan tỏa mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội đã tích cực triển khai, lan tỏa nhiều mô hình hay, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Một trong những mô hình tiêu biểu là “Chi hội phụ nữ văn minh trong việc cưới, việc tang”, góp phần quan trọng vào công tác tuyên truyền thực hiện Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, trật tự văn minh đô thị.
Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Hội thảo Khoa học Quốc gia: Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương và Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản đã tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia với chủ đề "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn".

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động