Đa dạng hình thức tuyên truyền pháp luật cho các đối tượng đặc thù
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênQuận Bắc Từ Liêm luôn phát huy vai trò, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị trong công tác PBGDPL |
Làm tốt công tác giáo dục giúp đỡ người lầm lỗi tại địa phương
Thực hiện Đề án “Tăng cường PBGDPL cho người đang chấp hành hình phạt, phường bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021” trên địa bàn quận đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Theo lãnh đạo Phòng Tư pháp quận Bắc Từ Liêm, giai đoạn 2018-2021 trên địa bàn quận có tổng số 512 đối tượng, trong đó 14 đối tượng tạm hoãn THA, 05 đối tượng tạm đình chỉ THA, 13 đối tượng đang tại ngoại chưa THA, 112 đối tượng án treo, 24 đối tượng cải tạo không giam giữ, 04 đối tượng tha tù trước thời hạn có điều kiện, 268 đối tượng mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng; 33 đối tượng thanh thiếu niên VPPL, lang thang cơ nhỡ và 39 đối tượng bị đang trong thời gian quản lý áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được tuyên truyền theo Đề án đa dạng hình thức phù hợp với từng đối tượng.
Cụ thể, quận đã chỉ đạo CA các phường tham mưu UBND phường xây dựng phong trào quần chúng tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ người phạm tội tại cộng đồng dân cư, sử dụng số đối tượng tiến bộ thật sự, chọn người có ảnh hưởng, uy tín đối với đối tượng để thực hiện việc cảm hóa giáo dục ngay tại cơ sở và nhân rộng mô hình đạt hiệu quả cao trong công tác bảo đảm ANTT nói chung và công tác tuyên truyền PBGDPL nói riêng, phù hợp với đặc điểm địa bàn như các mô hình “Tự phòng, tự quản về ANTT”, “Tố giác tội phạm và tệ nạn xã hội”, “Phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm trộm cắp tài sản trong các cụm dân cư”, “Vì môi trường mạng xã hội bình yên”, “Trinh sát không chuyên ban đêm”...
Qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa phát thanh của UBND các phường để phổ biến, giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật mới hoặc các văn bản có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của các đối tượng, các quy định về việc đáp ứng nhu cầu về việc tìm hiểu pháp luật của họ, đồng thời nâng cao hiểu biết, nhận thức của quần chúng Nhân dân về việc quản lý, giáo dục giúp đỡ, tạo điều kiện cho các đối tượng tái hòa nhập cộng đồng.
Phối hợp tuyên truyền thích hợp với từng địa bàn, từng đối tượng
Để công tác tuyên truyền PBGDPL cho người đang chấp hành hình phạt, phường bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ trên địa bàn quận đạt hiệu qủa tốt nhất. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Hội đồng phối hợp PBGDP quận Bắc Từ Liêm đã phối hợp UBND các phường, CA các phường trên địa bàn quận phổ biến các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các đối tượng án treo, cải tạo không giam giữ, quản chế, tha tù trước thời hạn có điều kiện... và Luật Hình sự, Thi hành án hình sự, Xử lý vi phạm hành chính, các văn bản pháp luật liên quan đến đảm bảo ANTT, ATXH ở địa phương.
Đối với 268 đối tượng mới ra tù, đặc xá về địa phương sinh sống tập trung phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến tái hòa nhập cộng đồng đặc biệt là những quy định xóa án tích. Cấp Căn cước công dân, đăng ký hộ khẩu, vay vốn hướng nghiệp, giải quyết việc làm, quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, quyền và nghĩa vụ của người chấp hành xong án phạt tù được quy định trong Luật Thi hành án phạt tù, Luật Đặc xá và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đặc biệt, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức xã hội trên địa bàn quan tâm, tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, phổ biến trực tiếp về tác hại và biện pháp phòng ngừa tệ nạn ma túy; chính sách của Đảng, Nhà nước, địa phương đối với người sau cai nghiện, những tấm gương cai nghiện thành công, vượt khó ổn định cuộc sống.
Theo lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm, quận tích cực tuyên truyền, phổ biến các quyền, nghĩa vụ của thanh thiếu niên, tác hại và hậu quả của việc vi phạm pháp luật; kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ, không bị lôi kéo tham gia thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật; ý thức tôn trọng pháp luật, trách nhiệm công dân, đạo đức, văn hóa, lối sống, lý tưởng của thanh thiếu niên. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại