Công tác tư pháp được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênUBND huyện Gia Lâm giao ban công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2022 |
100% TTHC được giải quyết đúng hạn, trước hạn
Theo Trưởng Phòng Tư pháp huyện Gia Lâm Nguyễn Đình Quang, để công tác tư pháp trên địa bàn huyện đạt hiệu quả, Phòng Tư pháp huyện đã kịp thời tham mưu và chủ động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể huyện, UBND các xã, thị trấn tập trung thực hiện các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch... bám sát sự chỉ đạo của Sở Tư pháp TP Hà Nội, điều hành phát triển KT-XH của huyện.
Nhìn chung đến nay các nhiệm vụ công tác tư pháp trên địa bàn huyện được thực hiện cơ bản và có trọng tâm, trọng điểm. Phòng Tư pháp huyện cho biết, 6 tháng đầu năm 2022, Phòng Tư pháp phối hợp với bộ phận tiếp nhận và trả kết quả TTHC của huyện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ liên quan đến công tác hộ tịch, 100% TTHC được giải quyết trước hạn, đúng hạn.
Trong đó: Đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch (118 trường hợp); Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài (02 trường hợp); Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài (04 trường hợp); Đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài (01 trường hợp); Ghi vào sổ hộ tịch (ghi chú kết hôn, ly hôn): 02 trường hợp.
Công tác tư pháp – hộ tịch từng bước củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng và năng lực hoạt động của đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch, tạo điều kiện cho đội ngũ công chức tư pháp – hộ tịch được học tập nâng cao trình độ chuyên môn từng bước đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc. UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tập trung thực hiện tốt công tác CCHC, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc đăng ký quản lý hộ tịch.
Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL được được tiến hành thường xuyên, toàn diện, kịp thời, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định. Đồng thời, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ trong công tác kiểm tra văn bản. Xác định cụ thể nội dung công việc, tiến độ và phân công trách nhiệm thực hiện công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
Công tác hòa giải ở cơ sở của xã hoạt động ngày càng có hiệu quả, 100% hòa giải viên đều được tập huấn nghiệp vụ hòa giải, có kinh nghiệm trong công tác hòa giải. Thông qua công tác hòa giải ở cơ sở, nhiều văn bản luật đã đi vào đời sống, nhận thức về pháp luật của người dân ngày càng được nâng cao.
Tích cực thực hiện công tác tuyên truyền PBGDPL
Đặc biệt, thực hiện chương trình, kế hoạch của Sở Tư pháp TP Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm về công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện. Thời gian qua, Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện đã tích cực phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức các buổi tuyên truyền PBGDPL cho cán bộ, Nhân dân trên địa bàn.
Những tháng đầu năm 2022, Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện Gia Lâm đã phối hợp tuyên truyền 13 buổi tại 13 xã, thị trấn cho trên 1.000 lượt người tham dự. Các nội dung tuyên truyền tập trung vào Luật Đất đai, các quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất; công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Luật Xây dựng các quy định cơ bản về xây dựng, cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng; Bộ luật Dân sự trọng tâm pháp luật về thừa kế, trong đó có thừa kế tài sản đất đai; ngoài ra còn có Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Cư trú.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, cán bộ và Nhân dân còn được trao đổi, giải đáp các vấn đề thắc mắc trong cuộc sống liên quan đến các bộ luật trên. Phát huy kết quả đã đạt được, thời gian tới, Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện Gia Lâm tiếp tục tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các phòng, ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn trong công tác tuyên truyền PBGDPL. Kịp thời phổ biến các văn bản pháp luật mới được ban hành đến từng nhóm đối tượng.
Trong thời gian tới, để công tác tư pháp trên địa bàn huyện được thực hiện một cách đồng bộ trên tất cả các mặt, Phòng Tư pháp sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban ngành, địa phương trong việc giải quyết các đầu công việc được UBND huyện giao. Đồng thời, sâu sát cơ sở, chỉ đạo giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc, tháo gỡ khó khăn; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác tư pháp tại các xã, thị trấn; đẩy mạnh công tác giới thiệu đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp, nhằm góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ tư pháp ở địa phương.
Đối với thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, đến nay toàn huyện đã tiếp nhận 48.494 hồ sơ, trong đó: Tổng số hồ sơ tiếp nhận thực hiện TTHC trên cổng dịch vụ công theo mức độ 3 của UBND TP (chỉ trừ chứng thực) là 12.228 hồ sơ; Tổng số hồ sơ tiếp nhận thực hiện TTHC nhưng không thực hiện được mức độ 3 trên Cổng dịch vụ công của TP là 36.226 hồ sơ, trong đó: Lĩnh vực chứng thực cấp xã: 33.469 hồ sơ; Lĩnh vực chứng thực cấp huyện: 2.797 hồ sơ; TTHC liên thông: 1.230 hồ sơ. |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại