Thứ hai 06/05/2024 03:34

Có nên ăn trứng gà hàng ngày không?

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Trứng gà chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe, là loại thực phẩm quá quen thuộc với mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải cứ ăn nhiều vào là tốt. Vậy mỗi ngày chúng ta nên ăn bao nhiêu trứng là phù hợp?
Có nên ăn trứng gà hàng ngày không?
Trứng gà là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

Thành phần dinh dưỡng của trứng gà

Thành phần dinh dưỡng có trong 1 quả trứng khoảng 100 gam:

- Năng lượng: 166 kcal

- Protein: 14.8 gam

- Chất béo: 11.6 gam

- Glucid: 0.5 gam

- Chất xơ: 0 gam

- Vitamin: folate (47 mcg), vitamin B12 (1.29mcg), vitamin A (700mcg), vitamin D (0.88mcg), vitamin K (0.3mcg)...

- Chất khoáng: Canxi (55mg), sắt (2.7mg), kali (176mg), Kẽm (0.9mg), magie (11mg)...

Trứng gà là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong trứng có đủ protein, lipid, glucid, vitamin và chất khoáng, các loại men và hormon. Thành phần dinh dưỡng trong trứng khá cân đối. Protein trong lòng đỏ là loại phospho protein, có thành phần acid amin tốt nhất và toàn diện nhất.

Protein lòng trứng chủ yếu là loại đơn giản và tồn tại dưới dạng hòa tan. Protein của trứng là nguồn cung cấp tốt các acid amin hay thiếu trong các thực phẩm khác như: Tryptophan, methionin, cystein, arginin. Ngoài ra, trứng gà có nguồn lecithin quý.

Ăn bao nhiêu là đủ?

Trứng gà là thức ăn quen thuộc và giàu chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại có lệ cân đối, do vậy trứng có thể sử dụng cho cả trẻ em và người lớn.

Với trẻ nhỏ trên 6 - 7 tháng tuổi, mỗi lần 1/4 lòng đỏ trứng gà vào xoong bột và 3 lần/tuần, trẻ từ 8 - 9 tháng tuổi, mỗi bữa có thể cho ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà, hoặc 2 quả trứng chim cút, trẻ từ 10 - 12 tháng tuổi ăn 1 lòng đỏ trứng gà/bữa/ tuần.

Với người lớn, một tuần chỉ nên ăn 3 quả trứng.

Có nên ăn trứng gà hàng ngày không?

Những người nên hạn chế ăn trứng

Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất nhưng không phải ai cũng nên ăn trứng vì cholesterol trong trứng sẽ có thể ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong máu. Những nhóm đối tượng sau nên hạn chế ăn trứng:

- Những người bị mắc bệnh gan

- Người bị tăng mỡ máu

- Người bị bệnh tim mạch

- Người bị cao huyết áp

- Người bị tiểu đường...

Những người hay bị dị ứng cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì trong trứng cũng có chất gây dị ứng.

Cách bảo quản trứng sai lầm nhiều người hay mắc phải

- Không lau sạch trước khi bỏ tủ lạnh: Sau khi mua trứng về, nhiều bà nội trợ có thói quen cho ngay vào tủ lạnh cho dù đang bị bẩn. Nếu trứng không rửa sạch trước khi bảo quản thì phân gà, vịt còn bám ở ngoài vỏ rất mất vệ sinh, thậm chí có thể ảnh hưởng các thực phẩm khác trong tủ. Vì vậy, khi mua trứng về, nên dùng khăn mềm ướt lau sạch sau đó mới đem cất trữ.

- Đặt quả trứng nằm: Muốn để trứng tươi lâu thì phải để sao cho lòng đỏ không bám sát vào vỏ trứng. Vì vậy, bạn nên lưu ý lúc nào cũng phải để đầu to của quả trứng phía trên, dựng đứng, không nên để nằm hoặc trở ngược đầu lại. Tốt nhất không cho các quả trứng chạm vào nhau.

- Để trứng ra ngoài sau một thời gian đã bảo quản trong tủ lạnh: Nếu đã cất trứng trong tủ lạnh thì nên để luôn trong tủ, không lấy ra và để ở môi trường ngoài. Vì lúc này, nhiệt độ bên ngoài cao sẽ khiến những hạt nước li ti đọng trên vỏ thấm vào trứng, làm giảm khả năng chống vi khuẩn nên trứng sẽ mau hỏng hơn.

Có nên ngâm rau sống trong nước muối không?
Mẹo nhỏ dễ làm giúp luộc thịt ngon, trắng, mềm, không bị hôi
Có nên chần thịt lợn bằng nước sôi trước khi chế biến?
HP (tổng hợp)
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động