Thứ sáu 19/04/2024 08:55

Chỉ số tiểu đường tuýp 2

Theo dõi Pháp luật & Xã hội trên
Chỉ số tiểu đường tuýp 2 là gì? Làm thế nào để kiểm soát chỉ số tiểu đường tuýp 2 để không bị biến chứng nguy hiểm?

Chỉ số tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường hay đái tháo đường là căn bệnh mà hiện nay càng ngày càng trẻ hóa và nhiều người bị hơn. Bệnh tiểu đường tuýp 2 (tiểu đường type 2) là loại bệnh tiểu đường trong đó lượng đường trong máu bệnh nhân luôn cao do thiếu tác dụng của insulin. Vậy chỉ số tiểu đường tuýp 2 như thế nào thì ở trong ngưỡng an toàn? Đọc ngay bài viết dưới đây!

Chỉ số tiểu đường tuýp 2 là gì?

Glucose (còn gọi là đường) là nguồn năng lượng chính có vai trò nuôi dưỡng cơ thể được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta cung cấp hàng ngày cho cơ thể. Trong máu của con người luôn có một lượng đường huyết nhất định để đảm bảo việc cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày:

  • 90 - 130 mg/dl (tức 5 - 7,2 mmol/l) vào thời điểm trước bữa ăn.

  • Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l) ở thời điểm sau ăn khoảng 1 - 2 tiếng.

  • 100 - 150 mg/l (tức 6 - 8,3 mmol/l) ở thời điểm trước khi đi ngủ.

Vậy chỉ số bao nhiêu là tiểu đường type 2. Đây là câu hỏi rất nhiều người muốn biết và quan tâm.

Nếu chỉ số Glucose lúc đói (trong khoảng 8 tiếng kể từ lần ăn cuối cùng) ra kết quả là 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì chứng tỏ đã bị đái tháo đường. Lưu ý là bạn cần đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác hơn bởi đôi khi các thông số này có những dao động lên xuống không đồng nhất.

Nếu mức Glucose đo lúc đói trong khoảng ( 5,6 – 6,9 mmol/l) thì đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói hay giai đoạn tiền đái tháo đường. Nếu đang trong khoảng chỉ số này thì bạn cần có lộ trình điều trị phù hợp, tránh việc bệnh nặng rồi mới điều trị vì vừa kém hiệu quả lại tốn nhiều chi phí.

Những ai có nguy cơ cao mắc tiểu đường tuýp 2?

Những người có nguy cơ cao dễ mắc tiểu đường tuýp 2 bao gồm:

  • Tuổi từ 45 trở lên;

  • Huyết áp tâm trương ≥ 85 mmHg và/hoặc huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg;

  • Chỉ số cơ thể BMI từ 23 trở lên;

  • Đã từng bị tiền đái tháo đường, mắc hội chứng chuyển hóa;

  • Trong gia đình có người thân (bố mẹ, anh chị em ruột, con ruột) bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2;

  • Bệnh nhân bị rối loạn lipid máu: Triglycerid > 2.2 mmol/l và HDL-C < 0.9 mmol/l;

  • Phụ nữ từng có thai chết lưu, bị sảy thai tự nhiên nhiều lần, sinh con nặng trên 4kg, tiểu đường thai kỳ.

Để phòng tránh và giữ bệnh ở mức độ kiểm soát được, người bệnh cần phải có chế độ ăn lành mạnh, tránh các thức ăn nhiều tinh bột như gạo, miến, cháo, bánh ngọt…; gia tăng các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như rau xanh; các loại củ chứa hàm lượng tinh bột thấp hơn gạo trắng như khoai lang, gạo lứt, yến mạch, đậu nguyên vỏ, đạm thực vật; trái cây thuộc họ có múi và ít ngọt như cam, quýt, bưởi,...; chất béo tốt từ oliu, quả bơ,... Ngoài ra, kết hợp chế độ vận động hợp lý và thường xuyên sẽ giúp chỉ số tiểu đường tuýp 2 được kiểm soát ở mức an toàn.

Gia Huy
Pháp luật và Xã hội

Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới hơn
Tin đã đăng
Xem thêm»

Mời bạn quét mã QR để theo dõi Pháp luật và Xã hội trên nền tảng Zalo

Mời bạn quét mã QR để theo dõi phapluatxahoi.kinhtedothi.vn
X
Phiên bản di động