Cha mẹ nên cho con khám mắt định kỳ để bảo vệ đôi mắt của trẻ
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênKhám mắt cho trẻ tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông. Ảnh: BVCC |
Cận thị đang trở thành một vấn đề sức khỏe và kinh tế - xã hội toàn cầu, đặc biệt phổ biến ở lứa tuổi học sinh. Tỷ lệ cận thị học đường chiếm 20-40% ở thành thị và 10-20% ở nông thôn. Nguyên nhân chính là do thói quen sinh hoạt không lành mạnh như đọc sách trong môi trường thiếu ánh sáng, sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều, khiến mắt phải điều tiết liên tục.
BS Nguyễn Thị Bích Thủy khuyến cáo bố mẹ nên cho con đi khám mắt định kỳ theo độ tuổi, bởi vì có một số nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh bẩm sinh về mắt như: gia đình có tiền sử mắc bệnh lý về mắt (cận, lác, nhược thị, u nguyên bào võng mạc hay các bệnh di truyền ảnh hưởng tới mắt); trẻ sinh non hay thiếu cân; trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh trong thai kỳ; trẻ chậm phát triển…
Trẻ nhỏ dù gặp khó khăn trong vấn đề tầm nhìn nhưng thường không biết mô tả để người lớn đưa đi khám mắt. Vì vậy, trẻ nhỏ nên được khám mắt lần đầu khi được 6 tháng tuổi, sau đó nên khám định kỳ vào lúc 3 tuổi và 6 tuổi trước khi đi học và mỗi năm học mới. Riêng với trẻ phải đeo kính nên thăm khám mắt định kỳ 6 tháng/lần.
Việc khám mắt định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh về mắt như tật khúc xạ, lác, nhược thị, và trong một số trường hợp hiếm gặp như đục thủy tinh thể bẩm sinh hay u nguyên bào võng mạc.
Cận thị không kiểm soát có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Người bị cận thị cao (trên 6 đi-ốp) có nguy cơ mắc các bệnh về mắt cao hơn nhiều lần so với người cận thị thấp, bao gồm đục thủy tinh thể, thiên đầu thống, bong rách võng mạc và thoái hóa hoàng điểm.
Cũng theo BS Nguyễn Thị Bích Thủy, trường hợp phát hiện mắt trẻ phản xạ kém, có đốm trắng đục bất thường, thường xuyên nheo mắt, dụi mắt, đứng nhìn gần, cúi sát mặt vào sách vở… cha mẹ cần cho trẻ đi khám ngay để phát hiện và điều trị kịp thời.
Vì sao mọi người cần xét nghiệm máu để biết nhóm máu của bản thân?! | |
5 trẻ nhập viện vì đuối nước, 4 trẻ nguy kịch vì sơ cứu sai cách |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại