Câu chuyện hòa giải: chỉ vì cái máng nước...
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênVới 20 năm “tuổi nghề”, bà Nguyễn Thị Thanh Toàn đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết những vụ việc xích mích giữa hàng xóm láng giềng, vợ chồng…Ảnh: Văn Biên |
Nhà ông Hoàng và nhà ông Tam cùng sống tại một khu tập thể. Nhà ông Hoàng ở tầng trên, nhà ông Tam ở tầng 1. Để nước mưa không thấm vào tường nhà mình, ông Hoàng đã dùng tôn đóng theo vách tường nhà ở tầng trên để cản nước, nhưng khi trời mưa thì nước mưa chảy tràn trên máng chảy theo vách tôn rồi thấm vào nhà ông Tam và thấm ướt hết vào nhà. Vợ ông Tam nhiều lần qua nói chuyện với ông Hoàng và đề nghị ông Hoàng khắc phục sửa lại mái tôn, nhưng ông Hoàng không khắc phục. Hai bên gia đình thường xuyên mâu thuẫn, lời qua tiếng lại, gây mất đoàn kết.
Sau khi nhận đơn, Tổ hòa giải đã đến kiểm tra, xem thực trạng hiện trường và tổ chức gặp gỡ riêng mỗi bên để nắm bắt quan điểm, tâm tư của mỗi bên. Tổ hòa giải xác định đây là mâu thuẫn trong lĩnh vực dân sự về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa. Nguyên nhân là ông Hoàng chưa hiểu quy định pháp luật về việc chống thấm nước mưa làm ảnh hưởng nhà tầng dưới.
Sau khi đã xác định được nguyên nhân mâu thuẫn, bà Toàn cùng tổ hòa giải đã mời hai bên gia đình đến nhà văn hóa tổ dân phố để tiến hành hòa giải. Tại đây, hai bên đã được nghe phân tích cụ thể rằng nhà ông Hoàng đóng mái tôn áp tường để chống nước mưa thấm vào nhà mình nhưng lại sử dụng mái tôn có hình chữ L, đoạn cong phía cuối tấm tôn áp sát vào tường nhà ông Tam ở tầng dưới nên khi nước mưa chảy xuống tới đoạn cong thì bị ứ nước và thấm vào tường nhà ông Tam làm ướt tường và thấm vào trong nhà, làm ảnh hưởng đến cuộc sống nhà ông Tam.
Bên cạnh phân tích đúng sai đồng thời viện dẫn quy định của pháp luật (Điều 250 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước mưa: “Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà, công trình xây dựng của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề”) và viện dẫn các đạo lý như “hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau”, “bán anh em xa mua láng giềng gần…”.
Sau khi nghe bà Toàn và tổ hòa giải phân tích, ông Hoàng đã thấy cái sai của mình và ông đã xin lỗi vợ chồng ông Tam đồng thời cam kết sẽ sửa lại mái tôn để không làm ảnh hưởng đến nhà ông Tam. Vợ chồng ông Tam chấp nhận lời xin lỗi của ông Hoàng và hai bên đã vui vẻ ký vào biên bản hòa giải thành.
Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Bồ Nguyễn Sơn Hải cho biết, TP Hà Nội có hơn 5.400 tổ hòa giải, với hơn 35.053 hòa giải viên. Công tác hòa giải ở cơ sở của Hà Nội ngày càng góp phần quan trọng vào việc bảo đảm ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội, ngăn ngừa và phòng chống tội phạm, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Sự nhẹ nhàng, tinh tế vốn có của phụ nữ… là những lợi thế giúp những nữ hòa giải viên thường xuyên xử lý các vụ việc đạt hiệu quả. Với 20 năm gắn bó với công tác hòa giải cơ sở, với tinh thần trách nhiệm và sự tận tâm với công việc, bà Nguyễn Thị Thanh Toàn đã tích cực, chủ động nắm bắt tình hình, kiên trì tổ chức hòa giải thành công nhiều vụ việc, góp phần mang lại sự yên vui, giữ được tình làng nghĩa xóm trong gia đình và cộng đồng dân cư. “Bà Nguyễn Thị Thanh Toàn là gương sáng trong công tác hoạt động xã hội tại phường. Với những đóng góp của mình trên nhiều lĩnh vực, bà Toàn vinh dự được Chủ tịch UBND TP Hà Nội tặng Danh hiệu “Người tốt, việc tốt” năm 2018; Giám đốc Công an Hà Nội tặng giấy khen năm 2020; Kỷ niệm chương của Hội LHPN Việt Nam và Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam...” – ông Nguyễn Sơn Hải nhấn mạnh. |
Câu chuyện hòa giải: “Trăm cái lý không bằng tí cái tình” | |
Mâu thuẫn vì tiếng động đều đều phát ra từ căn hộ tầng trên lúc 5h sáng |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại