Hòa giải viên gặp gỡ mỗi bên mâu thuẫn để phân tích về tình, lý
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênÔng Chu Văn Dụng trao đổi với PV ẢNH: Công Phương |
Trao đổi với PV, ông Chu Văn Dụng, thành viên tổ hòa giải, Trưởng thôn Vĩnh Lộc 1, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội cho biết, ông tham gia Hội cựu chiến binh xã từ năm 2001 và là Chi hội trưởng Hội cựu chiến binh thôn Vĩnh Lộc 1, tham gia vào ban công tác mặt trận nên tham gia công tác hòa giải từ khi đó. Năm 2023, ông Chu Văn Dụng được Nhân dân bầu làm trưởng thôn Vĩnh Lộc 1 đến nay.
Ông Chu Văn Dụng cho biết thêm, thời gian đầu tham gia công tác hòa giải có nhiều bỡ ngỡ nhưng nhờ thời gian tham gia Hội cựu chiến binh xã, Hội khuyến học thôn nên ông cũng học hỏi, cập nhật được kiến thức pháp luật cũng như các phương pháp hòa giải. Sau thời gian ngắn, ông Chu Văn Dụng đã cập nhật được kiến thức, phương pháp hòa giải rất nhanh và chủ động phối hợp với các thành viên tổ hòa giải để hóa giải những mâu thuẫn tại địa phương.
Mặc dù, ông Chu Văn Dụng có kiến thức, cập nhật phương pháp hòa giải nhưng gặp gia đình đang bức xúc, họ chưa nghe ngay nên cũng có những khó khăn nhất định, những lời lẽ khó nghe. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của bản thân cũng như sự mềm dẻo trong cách nói chuyện thì thành viên tổ hòa giải đã nói chuyện, khuyên bảo, phân tích cho người đang mâu thuẫn hiểu, kìm chế và tránh bức xúc lên cao.
"Bản thân tôi rất cố gắng, làm sao phân tích cho các bên mâu thuẫn hiểu về pháp luật cũng như các hành vi, hành xử sao cho đúng pháp luật, tránh trường hợp nóng tính dẫn tới vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, lựa chọn hành vi ứng xử sẽ giúp mọi người trong gia đình đoàn kết với nhau, giữ gìn tình cảm giữa mọi người trong gia đình"- ông Chu Văn Dụng chia sẻ.
Theo ông Chu Văn Dụng, nhiều vụ việc tại địa bàn tổ hòa giải không phải lập thành vụ việc để hòa giải mà trong thôn, xóm có vụ việc cần hòa giải hay mâu thuẫn, mọi người thường tìm đến thành viên tổ hòa giải để trình bày cũng như nêu mong muốn nhờ tổ hòa giải giúp đỡ hóa giải mâu thuẫn đang xảy ra.
Khi tiếp nhận thông tin đấy, tổ hòa giải đã phân công, cùng nhau đến hai bên đang mâu thuẫn để nghe họ trình bày cũng như tìm hiểu căn nguyên của mâu thuẫn đấy. Có những vụ việc mâu thuẫn giữa hai vợ chồng khiến thành viên tổ hòa giải phải đi lại rất nhiều mà không lập hồ sơ hòa giải thành.
Chia sẻ về một vụ việc mâu thuẫn trên địa bàn, ông Chu Văn Dụng cho biết, ông nhớ nhất trong quá trình hòa giải là một trường hợp mâu thuẫn trong gia đình trên địa bàn. Gia đình này lúc làm ăn tốt, công việc ổn định thì rất hạnh phúc, vui vẻ với nhau. Tuy nhiên, khi kinh tế khó khăn, làm ăn thua lỗ nên tâm lý họ bị ảnh hưởng đã dẫn tới mâu thuẫn trong gia đình. Tiếp nhận thông tin trên, tổ hòa giải thôn Vĩnh Lộc 1 đã đến gia đình kia để hỏi thăm, động viên cũng như nghe giãi bày của các bên. Sau khi nghe giãi bày, các thành viên tổ hòa giải đã động viên, chia sẻ thông tin chung với mọi người và phân tích về các khía cạnh của mâu thuẫn, tránh để mâu thuẫn đi lên có thể xảy ra các vụ việc phức tạp. Bên cạnh đó, tổ hòa giải cũng phân công gặp gỡ từng người trong gia đình trên, chia sẻ với từng người về việc mâu thuẫn trong nhà cũng như cảm thông với người đang bị ảnh hưởng tâm lý, hãy vui vẻ để họ trấn tĩnh lại, bình tĩnh lại để còn làm ăn, phát triển chứ không được chê bai, dè bửu,...
"Bản thân tôi khi tham gia tổ hòa giải đã rất phấn khởi bởi khi tham buổi hòa giải thành công thì mình rất vui mừng vì đã đóng góp một phần nhỏ cho xã hội, đảm bảo giữ gìn tình đoàn kết trong Nhân dân và ổn định trật tự xã hội tại địa bàn. Nhưng khi tham gia buổi hòa giải không thành thì tôi luôn lăn tăn và băn khoăn, suy nghĩ tìm ra phương pháp hòa giải cho các bên"- ông Chu Văn Dụng chia sẻ.
Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở | |
Hoà giải viên góp phần phổ biến pháp luật cho người dân | |
Hà Nội: tỷ lệ hòa giải thành đạt 84,88 % |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại