Hoà giải viên góp phần phổ biến pháp luật cho người dân
Theo dõi Pháp luật & Xã hội trênÔng Lê Quang Nhuận trao đổi với PV. Ảnh: Công Phương |
Trao đổi với PV, ông Lê Quang Nhuận, tổ phó tổ dân phố Z179, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội cho biết, ông tham gia công tác hòa giải ở tổ dân phố từ năm 2015 đến nay.
Khi tham gia công tác hòa giải ở tại địa phương, ông Lê Quang Nhuận cũng phải tìm hiểu, đọc tài liệu, thông tin về các vụ việc mâu thuẫn được hòa giải thành ở trên báo cũng như các thông tin ở các buổi tập huấn, tài liệu...
Chia sẻ về đặc điểm khu dân cư, ông Lê Quang Nhuận cho hay, tổ dân phố Z179 là khu tập thể của Bộ Quốc phòng cũ, mọi người đều là cán bộ và công nhân viên về hưu nên mọi thứ đều khác nhiều so với các nơi khác và các cơ quan khác, dân trí cao, mọi người sống nền nếp, kỷ luật. Đồng thời, do thời gian gắn bó với nhau lâu nên mọi người sống rất chan hòa, tình cảm.
Tổ dân phố Z179 có hơn 600 hộ, khoảng 2.000 nhân khẩu, do vậy trong cuộc sống cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn nhỏ nhặt, mâu thuẫn trong gia đình. Và mỗi lần mâu thuẫn xảy ra, tổ hòa giải đều phân loại và cùng nhau đưa ra hướng tiếp cận cho từng vụ việc. Không bó buộc cứ có mâu thuẫn là phải thành lập tổ hòa giải hoặc một khung công việc nhất định mà phải linh hoạt từng vụ việc.
Để tổ dân phố được đoàn kết, vui vẻ, giúp đỡ nhau và tình hình an ninh trật tự được đảm bảo là phải làm tốt công tác dân chủ ở cơ sở, dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân thụ hưởng, vận động Nhân dân ủng hộ. Bên cạnh đó, có sự chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể ở tổ dân phố.
Đến nay, tổ dân phố được công nhận hơn 10 năm liên tiếp tổ dân phố văn hóa, trong thành tích chung của tổ dân phố đã được sự quan tâm của Đảng ủy, UBND, MTTQ và các ban ngành đoàn thể trong xã đã chỉ đạo, giúp đỡ, cùng sự đồng lòng chung sức của Nhân dân trong tổ dân phố.
Chia sẻ về công tác hòa giải ở tổ dân phố, ông Lê Quang Nhuận cho biết thêm, công tác hòa giải không phải lúc nào cũng theo luật này, luật kia mà người hòa giải tại địa phương phải linh hoạt các thông tin cũng như cách khuyên bảo. Ông cùng các thành viên tổ hòa giải phải vận dụng, kết hợp nhiều cách khác nhau, từ khuyên bảo, giải thích, phân tích về mặt tình cảm hàng xóm, láng giềng rồi về mặt pháp luật. Nhiều khi ông phải nêu ra nếu xảy ra mâu thuẫn to, dẫn tới vi phạm pháp luật thì sẽ bị khởi tố về tội danh gì và mức hình phạt ra sao...
Để hòa giải thành công là cả một quá trình mà người làm công tác hòa giải phải thấu đáo mọi việc, lời nói và hành động phải có uy tín với người dân thì hiệu quả mới cao. Người làm công việc hòa giải phải có lòng kiên nhẫn và sự nhiệt tình, hiếm có vụ việc nào chỉ hòa giải một lần là đã thành công mà phải đi lại nhiều lần và phải hỏi han và chia sẻ. Lúc thì trò chuyện với người này, khi thì tâm sự với người khác, để các bên cùng lắng nghe, cùng thấu hiểu và dần dần hóa giải được mâu thuẫn.
Theo ông Lê Quang Nhuận, cho dù vất vả hay mất nhiều thời gian, công sức, nhưng bù lại đó là niềm vui sau mỗi lần hòa giải thành công được các mâu thuẫn giữa mọi người, là sự tin yêu và quý mến của bà con trong tổ dân phố đối với ông nói riêng và thành viên tổ hòa giải nói chung. Công việc “vác tù và hàng tổng” đôi khi thấy mệt mỏi nhưng lại rất vui khi thấy mọi người, từ già đến trẻ đều nhất trí và đồng lòng. Cứ nhìn vào những thành quả đó là tổ hòa giải đã khoẻ cả tinh thần.
6 tháng đầu năm, tỷ lệ hòa giải thành đạt 83,4% | |
Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở |
Pháp luật và Xã hội
Mở Zalo, bấm quét QR để quét và xem trên điện thoại